Cả một đời "phụng hiến"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 8-8, nhận được tin buồn ông Đỗ Hằng qua đời ở Đà Nẵng, tôi và những người thân quen, lớp con cháu làm báo ở Gia Lai thật sự bàng hoàng, xúc động. Vì điều kiện dịch bệnh ngăn cách, chúng tôi không thể ra Đà Nẵng để tiễn đưa ông ra đi lần cuối nên ngồi viết lại đôi dòng này như nén tâm nhang thành kính gửi đến hương linh người cán bộ tiền khởi nghĩa, người lãnh đạo kính mến của anh chị em làm báo ở Gia Lai từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chúng tôi thực sự gắn bó với ông Đỗ Hằng từ những ngày bắt đầu đi tìm tư liệu để viết lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Gia Lai vào năm 2014. Bên cạnh các đồng chí lãnh đạo Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thường xuyên liên lạc, tôi và nhà báo Quốc Ninh đã nhiều lần trực tiếp đến ngôi nhà số 10 Bàu Hạc (TP. Đà Nẵng), nơi ông đang sống với vợ chồng con gái để trao đổi, tìm kiếm tư liệu lịch sử liên quan đến báo chí địa phương. Chúng tôi luôn xem ông như một “pho sử cách mạng sống” ở Gia Lai.
Bấy giờ, ông vừa qua một cơn bạo bệnh, người còn rất yếu phải ngồi xe lăn, nhưng tinh thần vẫn còn rất minh mẫn, chưa có dấu hiệu gì ảnh hưởng đến trí nhớ. Hàng ngày, ông vẫn cần mẫn sưu tập tài liệu, đọc, viết, dường như đó là thú vui của tuổi già. Trên bàn của ông luôn có những tập bản thảo, đề cương lịch sử của các địa phương ở Gia Lai, cũng như các bài viết của cựu tù chính trị khắp nơi trên cả nước gửi đến nhờ xem, góp ý, sửa chữa… Người thân trong gia đình nhiều lần khuyên ông không nên gắng sức, lao tâm nhiều mà cần nghỉ ngơi, tịnh dưỡng cho bệnh tật không tái phát. Nhưng ông cũng giải thích cho người nhà yên tâm: Việc làm này là niềm vui những ngày cuối đời, nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mà còn ngược lại giúp cho mình chống lại sự lão hóa bộ não. Mỗi lần hoàn thành một bản thảo cho đơn vị hay ai đó, nó như liều thuốc bổ khiến cho bản thân thấy vui khỏe hơn…
Ông Đỗ Hằng tại nhà riêng ở Đà Nẵng tháng 6-2020. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Ông Đỗ Hằng tại nhà riêng ở Đà Nẵng tháng 6-2020. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Hồi còn khỏe, mặc dù đã chuyển về Đà Nẵng nhưng ông đi lại Pleiku-Đà Nẵng như thoi đưa. Bên cạnh công việc có liên quan đến lịch sử địa phương, nơi đây cũng là quê hương thứ hai của ông, gắn bó một thời làm cách mạng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Cụ thể, từ năm 1949, ông phụ trách Đảng vụ Ban cán sự Đảng Gia Lai, rồi làm Bí thư huyện An Khê (1951-1954)… Sau đó, ông là Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện 3 Gia Lai, rồi được phân công làm Bí thư Ban cán sự Đảng khu 9 (thị xã Pleiku) giai đoạn 1956-1957. Ông bị địch bắt tù đày 18 năm (1957-1975). Sau giải phóng, ông được phân công làm Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy rồi Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai-Kon Tum giai đoạn 1978-1980. 
Trong lời giới thiệu tập Hồi ký Đỗ Hằng, ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai-nhận xét: “Đồng chí Đỗ Hằng là một cán bộ có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở tỉnh Gia Lai, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Làm cách mạng là phải trải qua nhiều thử thách, trong đó thử thách lớn nhất là giữ vững tinh thần kiên trung, bất khuất, khí tiết cách mạng khi bị địch bắt, tra tấn tù đày. Đồng chí Đỗ Hằng đã làm tốt điều đó-qua 18 năm bị tù đày (1957-1975), lâu nhất là ngục tù Côn Đảo”.
Gần đây nhất, tôi và một số bạn làm báo đã nhận được món quà quý giá của ông Đỗ Hằng từ Đà Nẵng gửi lên, đó là cuốn sách dày gần 800 trang “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957-1975) từ thực tiễn nhìn lại” của nhiều tác giả được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2016, do ông làm Chủ biên và cuốn Hồi ký Đỗ Hằng “Những tháng năm phụng hiến”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2020. Trong cuốn hồi ký, ông tâm sự: “Tôi nay đã 94 tuổi đời, 74 tuổi Đảng, danh hiệu “Cán bộ tiền khởi nghĩa”; có thời gian lăn lộn trên chiến trường Gia Lai hơn một cuộc kháng chiến. Năm 1957, tôi bị địch bắt tù đày qua 10 nhà lao, trong đó có 16 năm tù Côn Đảo. Đời hoạt động cách mạng của tôi đã trải qua bao thăng trầm, thử thách, với bao câu chuyện buồn-vui, bao kỷ niệm sâu sắc đáng nhớ, đáng kể, đáng ghi lại. Nhưng tôi “thời hậu tù” là những năm tháng tôi cùng đồng đội thân thiết lo làm công việc tri ân quá khứ, nhất là đồng đội đã hy sinh, có người còn vĩnh viễn nằm lại Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo, là đáng nhớ, đáng kể nhất”.
Thật đáng trân trọng và đáng quý một tấm lòng đầy nghĩa tình sâu sắc với quê hương và đồng đội! Xin vĩnh biệt ông Đỗ Hằng, một đảng viên kiên trung, một tấm lòng sắc son với cách mạng, với quê hương Gia Lai!
BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...