Thương gánh hoa nhỏ chở cả hồn Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hà Nội hối hả ồn ào vẫn nên thơ với từng gánh hàng hoa đượm sắc len lỏi trên những con đường phố cổ.

  Xe chở hoa đi qua cầu Long Biên - Ảnh: Lưu Quang Phổ
Xe chở hoa đi qua cầu Long Biên - Ảnh: Lưu Quang Phổ



1. Tôi đã từng nghe đến những làng hoa Hà Nội như một tình yêu sâu nặng mà người dân nơi đây dành cho quê hương của mình. Niềm tự hào Nhật Tân, Ngọc Hà… không chỉ là vẻ đẹp của những làng hoa, mà đó đã là nét riêng của người dân thủ đô.

Tình yêu của người Hà Nội đối với hoa được biểu hiện rất rõ. Những sớm mai, những chiều muộn, hoa tươi đều được nâng niu và cắm lên một cách trang trọng ở nhiều không gian khác nhau. Bằng cách này hoặc cách khác, hoa luôn hiển hiện một cách nhẹ nhàng chung quanh cuộc sống của người dân thủ đô.

Và rồi, hoa cứ thế thong dong, rong ruổi khắp các nẻo đường trên xe hoặc trong những quang gánh trĩu nặng bờ vai. Hết đường này đến xóm nọ, những bó hồng đỏ, những nhành cúc vàng, những đóa thược dược mơn mởn xanh, những cành sen hồng chưa nở rộ… nối nhau phác họa nên một thủ đô ngập tràn sắc hoa dẫu mưa hay nắng.

2. Xóm trọ gần nơi tôi ở có hai người gốc Hà Nội. Chú Tân và cô Mỹ, họ luôn nói về Hà Nội như rót hết tâm tình vào lòng người khác bằng một tình yêu sâu đậm và trọn đời không phai nhạt. Dù đã xa nhà gần mười năm, nhưng khi nhắc về thủ đô, họ - vẫn một ánh mắt luyến lưu với nhiều yêu thương khắc khoải.

Buổi chiều thu sải bước trên những con đường lá vàng rơi kín lối. Những bóng rợp ngẩn ngơ vương vất mùi thơm nồng hoa sữa. Dáng lộc vừng nghiêng nghiêng bóng nước nơi hồ Gươm gió lộng. Mùi cốm non, hương sấu chín đượm trên đầu lưỡi như đánh thức mọi giác quan. Và, những gánh hàng hoa nghiêng nghiêng trên những bờ vai gầy guộc hoặc oằn nặng những chiếc xe đạp thong dong chạy về muôn hướng. Tất cả những điều đó đều được hai người kể về quê hương bằng cảm xúc ban sơ và vẹn nguyên như những ngày đầu mới rời xa nơi chôn nhau cắt rốn.

Tôi thấy Hà Nội vẫn ở đấy, sâu trong tâm khảm của họ. Cứ như thể nơi họ đang ngồi ôn lại những ký ức về Hà Nội ngay chính tại Hà Nội chứ không phải bất kỳ nơi nào khác. Dù cuộc mưu sinh đã kéo họ đi thật xa, thì giữa họ và Hà Nội vẫn vẹn nguyên một lòng yêu thương bền chặt. Và vì thế, tôi cũng dần yêu hơn một Hà Nội chưa từng một lần gặp gỡ.

3. Tôi đến Hà Nội vào một ngày mùa đông. Nơi song cửa nhỏ của quán cà phê nhạc Trịnh, tôi đã thực sự thấy Hà Nội bằng đôi mắt của mình nhưng với xúc cảm của chú Tân và cô Mỹ. Tôi ngắm Hà Nội bằng cái nhìn đơn thuần của một người lần đầu đặt chân đến đây. Thế nhưng, đằng sau những gánh hoa giăng đầy sắc nắng, tôi thực sự cảm nhận được cả một Hà Nội yên bình và nồng hậu.

Hà Nội mùa đông sương sớm. Gió lạnh cuốn theo vài chiếc lá nhỏ, hời hợt rơi lên chiếc nón lá của các dì, các cô. Những giỏ cúc họa mi trắng ngần, thanh khiết, vẽ cùng nụ cười nhẹ nhàng của những người phụ nữ đang mải miết ném mình vào giữa cuộc mưu sinh.

Khi tôi nhẹ nhàng ngỏ lời muốn mua hoa, họ - bằng chất giọng trầm, ấm và rất riêng của người con Hà Nội, đã hỏi thăm tôi một cách chân tình. Họ đã nói cho tôi nghe vẻ đẹp và ý nghĩa của cúc họa mi. Họ đã cười và trao cho tôi không chỉ một bó hoa cúc trắng.

Tôi bắt đầu hiểu ra tình yêu dành cho Hà Nội mà hai con người xa xứ đã trụ lại nơi đất khách gần mười năm, nó bền vững và khắc khoải như thế nào. Tôi bắt đầu hiểu những vẻ đẹp trong thi ca miêu tả về Hà Nội. Hồn đất thủ đô chính là hồn người nơi đấy.

Cũng như những gánh hàng hoa, chở cả tâm tình và cái hồn của một Hà Nội nhiều mặc trầm, nhiều vẻ đẹp gắn bó cùng chiều dài lịch sử, văn hóa.

 


Theo PHAN THỊ NGÂN CHÂU (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...