Cơm quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trời mùa đông, những ngọn gió thường có mùi của lá non dìu dịu. Tôi đứng gác đêm, nghe từng tiếng động nhẹ của phố phường. Đôi khi chỉ là vài tiếng lá rơi xào xạc cũng thấy lòng xao xuyến.

Bỗng nhiên, tôi nghe thấy tiếng một bà mẹ trẻ ru con vọng lại: Cơm cha cơm mẹ đã từng/ Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người/ Cơm người tội lắm mẹ ơi/ Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn. Chiếc xe đẩy bán xôi đêm đi ngang qua, tôi kịp nhìn thấy đứa trẻ được mẹ địu trên lưng đang ngủ ngon lành. Tiếng của mưu sinh lẫn trong sự ngọt ngào của tình mẫu tử khiến tôi bất chợt nhớ nhà. Giờ này ở quê chắc cả nhà đã yên giấc sau một ngày đồng áng. Mà cũng có thể cơn đau nhức vai gáy khiến mẹ còn trằn trọc. Vụ đông xuân sắp cày bừa, tôi đi nghĩa vụ quân sự, bao nhiêu nặng nhọc đều đổ dồn lên vai bố mẹ. Đêm nay sao tôi bỗng nhớ nhà, nhớ cơm quê đến thế…

Ăn cơm lính đã lâu, đủ đầy đấy, đông vui đấy mà nhiều hôm tôi thèm quay quắt bữa cơm quê do chính tay mẹ nấu. Cơm dẻo và canh ngọt từ lúa mẹ cấy, rau dại ngoài vườn, mấy chú cua đồng, thêm quả me chua cũng đủ ngon tê lưỡi. Chẳng cần phải món nọ món kia, nấu nướng cầu kỳ. Bữa cơm bình dị nuôi tôi lớn từng ngày bằng dưa cà mắm muối. Cơm ngon không chỉ bởi gạo trắng nước trong, mà lẫn đâu đó cả vị khói, mùi rơm rạ đồng quê. Mùi củi bạch đàn hăng hắc, mùi của yêu thương, mẹ chiu chắt trong bát cơm dẻo thơm, nồi cá kho đượm vị. Mùa nào thức ấy, những món ăn mẹ nấu tưởng mộc mạc thế thôi mà xuống phố có khi thành đặc sản.


 

 

Có lần đi ngang qua một chợ nhỏ Hà thành, chợt thấy vại rau sắn ngâm chua của bà cụ chắc đã ngoài sáu mươi mà nhớ nhà quay quắt. Món rau sắn tưởng chỉ có ở vùng quê trung du đất cằn sỏi đá, giờ cũng góp vào mâm cơm thành phố cho những đứa con xa nhà bớt đau đáu quê hương. Tôi chỉ cần nhắm mắt vào là có thể cảm nhận được vị chua đặc trưng của rau sắn nấu với tép sông, hoặc nấu với thịt ba chỉ, ít lòng dồi cũng đều ngon tuyệt. Mùa này thể nào mẹ cũng nấu canh trai với bầu, canh hến cà chua. Vườn nhà chắc đã có xoài non. Tôi mường tượng ra cảnh mẹ lúi húi trong bếp nấu canh, thò tay qua cửa sổ đã có thể hái xoài cho món canh chua. Nghĩ đến thôi đã thấy rôn rốt trong vòm miệng...

Hôm nằm trong đơn vị, nghe tiếng sấm đầu mùa, tôi tiếc ngơ ngẩn những ngọn rau đắng trên rừng. Mẹ tôi nói, khi bắt đầu có sấm thì rau đắng ngắt không thể ăn được nữa. Đã bao lâu rồi tôi không được chấm thứ rau ấy với chút mắm tôm. Cái vị vừa đắng hình như chỉ người quê mới thích. Mà thật ra, tôi nhớ cơm quê đâu phải bởi món ăn, mà nó là nỗi nhớ một miền quê, một mái nhà trái bếp. Nhớ người mẹ tảo tần mưa nắng, đến bữa nhường chồng con từng miếng ăn ngon. Nhớ bố hay bị nghẹn trong mỗi bữa cơm nên mẹ nói: “Thiếu gì cũng được nhưng không thể thiếu canh”. Nhớ đến quặn lòng từng tiếng ho buốt ngực.   

Tiếng xe bán xôi đêm đã đi qua, nhưng lời ru của người mẹ vẫn còn vọng lại: Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Trời đêm vằng vặc ánh trăng. Tôi đứng gác ở vùng trời này ngó trăng mà thấy thân thuộc như quê nhà vậy. Một ngày không xa nữa, khi hoàn thành nghĩa vụ, tôi sẽ trở về với nơi bình yên ấy cùng cha mẹ già ăn những bữa cơm quê đạm bạc.

 

Theo TRANG VŨ (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...