Ngày hè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vào hạ, cành ngọc lan cách cửa sổ một mái nhà lại lác đác cánh thơm, mùi hương ngọt ngào đón lấy ánh nắng ban sớm và làn gió đêm cứ vậy mà len lỏi vào phòng, ướp đẫm cả chén trà trong. Sau một tuần nắng thiêu khắp ngõ, cơn mưa mà mọi người trông đợi cũng đã đổ xuống, mưa lập tức làm dịu vòm không, gột sạch bầu trời, làm cho mùi hương ngọc lan vốn nồng cũng nhẹ nhàng và mát lành hơn.
Trường tôi học được di dời về từ lòng hồ sau khi xây đập thủy điện, cạnh dãy nhà ăn bán trú có một khu vườn. Mỗi khi trời trở nóng, chúng tôi đều trốn ngủ trưa để ra đó nô nghịch. Tường bao không được tu sửa đã lâu, bở mục thành từng mảnh, nơi chân tường có một rãnh nước trổ qua, mọc đầy rong rêu và cỏ nước. Nước ở rãnh rất trong, có lẽ nó tới từ một mạch ngầm nào đó ẩn dưới lòng đất. Chúng tôi xắn gấu quần gấu áo, vục xuống nước đã cảm thấy khoan khoái và vui thích, bấy giờ hạnh phúc chỉ là những điều nhỏ nhoi đó mà thôi.
Đến ngày nghỉ hè, chúng tôi lại chui qua bờ rào để vào trường, đích đến vẫn là lạch nước đó, chẳng rõ tép và cá con chui vào tự nơi nào, sống đầy dưới những bụi cỏ ngập nước. Trời quang tạnh, xanh ngắt, chẳng có lấy một gợn mây. Tôi vớt cá, bạn cho chúng vào một cái chai nhỏ, bỏ thêm một nhúm rêu trơn trơn, dính dính, sau đó tất thảy nhảy chân sáo mà xách về. Nắng chiếu dọc con đường trải bê tông, hun nóng không khí, khiến cho không gian như nhão ra, cảnh trí tan thành ảo ảnh. Cá bảy màu được thả bơi trong bình, lặng lẽ nhìn quang cảnh lạ lẫm, tôi không chịu được ánh mắt của nó nên thả xuống hồ nhân tạo gần đó. Đàn cá quẫy mình lẩn xuống đáy sâu, mất hút.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Chưa tàn bữa cơm chiều, bạn bè đã đứng ngoài cổng gọi í ới. Sau đó cảnh tượng như đã lặp đi lặp lại nhiều lần tiếp tục diễn ra, thu dọn xong xuôi, tôi lại vội vàng ôm chiếu cói trải ra sân. Gần chục đứa trẻ ngồi quây ra sân, cũng có đứa tiện tay đi trêu mấy con sâu đang chiếm cứ chậu hoa sứ xếp cạnh tường, thấy con vật nhỏ đó giương râu lên nghênh chiến thì lấy làm khoái chí lắm. Gió hây hây vờn bên tóc mai, mang theo hương hoa đúng vụ, mùi quả chín mọng trong vườn. Trong lùm cỏ bên ngoài bờ tường, tiếng dế rúc lên từng hồi, chẳng chịu kém cạnh, một chú ếch con cũng cất tiếng theo. Đám con trai bèn đi tìm mấy cái ống bơ đi vồ dế, chúng tôi lần đi theo.
Trăng mùa hạ vằng vặc treo cao, tỏ rạng. Đường trăng mang sắc trắng nhờ, dù đã gần mười giờ tối song trời vẫn sáng như chớm mai. Bầy trẻ đi lẫn trong trăng. Đom đóm ẩn trong bụi cây bị đánh động, bay lên thành đàn, tản mát khắp vòm không, biến cảnh vật vốn dĩ đã mờ ảo lại càng huyễn hoặc. Dần dà tôi cũng chẳng rõ con đường trăng đó dẫn tới đâu. Con đường vô định kéo dài như dải lụa, chẳng có điểm đầu và điểm cuối.
Thiều quang tựa vó câu lướt qua cửa sổ, mười mấy năm trôi qua, vầng trăng vẫn là vầng trăng của ngày xưa, còn những gương mặt quen cũ nay lại trở nên lạ lẫm. Thuở nhỏ thích cùng bè bạn ruổi rong đó đây hòng muốn nếm hết thảy phồn hoa, nhưng sau này chưa kịp trải nghiệm hết thì lòng đã nguội lạnh, người năm xưa đều ly tán. Mà tôi vẫn chưa muốn tỉnh giấc mộng cũ, tựa hồ chỉ cần mở mắt ra là sẽ lại nghe thấy tiếng ve ồn ã trưa hè.
PHẠM THÚY QUỲNH

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...