Nhớ món đậu rồng thời kháng chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày nay, các nhà chuyên môn khuyến cáo mọi người nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo, mà nên tăng cường ăn rau, củ, quả. Đây là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, thậm chí còn được cho là có thể giúp phòng ngừa bệnh ung thư. Thế nhưng trong thời kỳ kháng chiến, có được một bữa “cơm có thịt” là ước mơ của những người lính chúng tôi. Còn thực phẩm thường ngày trong bữa ăn “thức độn nhiều hơn cơm” của chúng tôi chủ yếu là rau, củ từ rừng và nương rẫy mà đơn vị tăng gia sản xuất được hoặc mua, đổi của bà con dân tộc thiểu số vùng căn cứ.
Ngoài các loại rau rừng như cải tàu bay, rau dớn, lá “bột ngọt”, lá mì gòn, măng le... thì còn có một loại quả được gọi là đậu rồng. Đậu rồng được bà con dân tộc thiểu số trồng quanh các rẫy lúa, trên các đống tro tàn sau dọn đốt rẫy khi hết mùa thu hoạch lúa theo lối canh tác độc canh, du canh. Cây đậu rồng vốn sống rất bền, từ hạt khô của vụ trước bong ra, chúng có thể mọc hoang khắp nơi trong những rẫy cũ. Đây là nguồn thực phẩm rất dồi dào để các anh chị nuôi quân chế biến phục vụ cho cán bộ, chiến sĩ những bữa cơm. Nhưng dù khéo tay chế biến cỡ nào thì mọi người cũng ngán vì phải ăn một loại rau suốt nhiều ngày. Ở Huyện ủy K8 (huyện An Khê cũ) trước những năm 1970 có chị Cẩn nuôi quân, không khéo tay lắm nhưng được cái chị rất tích cực trong việc tìm kiếm các loại rau có sẵn trong rừng, trên rẫy cũ của đồng bào Bahnar trong vùng căn cứ. Đậu rồng là một trong những loại rau chị hay tìm về, có lúc chị “thu hoạch” hàng gùi to, cả lá, quả non, hạt khô không bỏ một thứ nào.
   Cây đậu rồng. Ảnh: internet
Cây đậu rồng. Ảnh: internet
Quả đậu rồng rất dễ chế biến, từ luộc, xào, nấu canh, ăn sống... Với tôi, đậu rồng ăn sống là nỗi sợ hãi, nhưng với chú Bốn Đỗ (Nguyễn Xuân Đỗ) khi ấy là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy trực thì đậu rồng sống luôn là món khoái khẩu. Lúc đó, tôi nhớ ở quê mình-cũng là quê của chú Bốn Đỗ không thấy ai trồng loại đậu này, nhưng chú Bốn rất sành các cách ăn quả đậu rồng. Ông bảo, ước gì có được tí mắm nêm, mắm cái, mắm ruột mà chấm với đậu rồng thì tuyệt biết mấy. Với hạt đậu rồng khô, chú cũng bảo, nếu có ít đường, sữa mà nấu chè thì đó là loại chất bổ dưỡng chẳng gì sánh bằng... Nhưng mọi sự ước của chú cũng chỉ là ước thôi.
Hồi đó, những năm trước 1975, ở Huyện ủy K8 có lãnh đạo lớn hơn anh chị em chúng tôi nhiều năm cả về tuổi đời và thâm niên làm cách mạng. Tuổi họ tương đương nhau nhưng mỗi người một tính: chú Bốn Đỗ trầm lặng, ít nói, không nổi nóng bao giờ, trong bất cứ trường hợp nào; ngược lại, chú Hồ Ngọc Năm thì tính như... Trương Phi. Với cương vị Bí thư Huyện ủy kiêm Chính trị viên Huyện đội K8, chú Năm rất sâu sát và am hiểu tình hình địa phương. Khi tình hình căng thẳng, chú Năm chú tâm mảng quân sự hơn, nhiều trận phục kích, diệt tề, đột nhập vào ấp chiến lược, chú Năm trực tiếp chỉ huy; công việc phía Dân chính Đảng do chú Bốn Đỗ xử lý. Chú Năm kể, 2 người như anh em ruột thịt. Một người ở Phù Mỹ, một người ở Hoài Nhơn, nhưng khi tập kết ra miền Bắc năm 1954 lại cùng ở chung một chỗ và từ đó thân nhau, cùng nhau xung phong trở lại miền Nam chiến đấu từ tháng 7-1962. May mắn là cả 2 lại được phân công về công tác cùng một chỗ-K8.
Và, cũng ngược lại với chú Bốn Đỗ, chú Năm rất ghét món đậu rồng, dù chế biến theo kiểu gì thì ông cũng chẳng hề đụng đũa. Có một bữa, tôi đi với chú trong một chuyến công tác ra phía trước. Trưa hôm ấy, mở nắp ăng-gô ra và nhìn thấy có mỗi món đậu rồng luộc với gói muối mè, chú tỏ ý khó chịu. Sau đó, chú bảo mình sẽ làm nhiệm vụ cảnh giới, còn tôi đi tìm chút rau gì tươi tươi ở con suối gần đó để 2 chú cháu... cải thiện. Chú Năm vừa dứt lời, tôi nghe có tiếng một con gà rừng gáy cách đấy không xa. Tôi xách khẩu AK47 báng gấp đi theo hướng có tiếng gáy. Lát sau quay về chỗ chú, hiểu tính ông, tôi giấu con gà phía sau lưng và nhẹ nhàng bước tới trước mặt... “Mầy biết một viên đạn đưa từ miền Bắc vào đến đây tốn biết bao công sức, cả máu xương của đồng bào, đồng chí không, không thể nổ súng bừa bãi như thế được, về nhà sẽ kiểm điểm!”. Khi thấy con gà trên tay tôi, ông nhẹ giọng bảo: “Thôi, lỡ rồi...”.
Chú Bốn Đỗ lại khác, muốn “sai” chúng tôi làm công việc gì đấy, ông luôn tìm lời nhỏ nhẹ động viên, có một lần ông hứa: “Đứa nào sau đợt công tác này hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mai kia hòa bình chú sẽ... sẽ gả con gái chú cho. Con gái chú đẹp lắm đấy”-sau lời hứa như... đinh đóng cột ấy, tôi chợt thấy mắt ông đượm buồn. Tôi biết, khi đó con gái chú cùng thím đang trong lao tù của giặc tận ngoài Côn Đảo xa xôi. Ở đó họ ngày đêm như “cá trên thớt, như chim trong lồng”, chịu bao đòn roi tra khảo tàn bạo của kẻ thù!
Bây giờ thì cả chú Nguyễn Xuân Đỗ và chú Hồ Ngọc Năm đều đã ra đi vĩnh viễn bởi tuổi già và những căn bệnh hiểm nghèo do hậu quả của chiến tranh để lại... Mỗi khi nhớ về quá khứ, về các chú Nguyễn Xuân Đỗ, Hồ Ngọc Năm, về bao đồng đội, đồng chí thuở trước và những bữa cơm ở rừng, những món thực phẩm như món đậu rồng của một thời gian khổ, ác liệt, tôi thấy mắt mình cứ cay cay, tim mình như thắt lại... Giờ thì món rau đậu rồng được coi là đặc sản trong các nhà hàng hạng sang ở nhiều đô thị và người ta đã trồng nó theo hướng đại trà, biến chúng thành hàng hóa có giá trị khá cao, đáp ứng một phần nhu cầu “ăn rau để phòng, trị bệnh”!
ĐOÀN MINH PHỤNG

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...