Hậu sa bẫy "việc nhẹ lương cao": Canh cánh nỗi lo cơm áo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau những phút giây vui mừng khi được trở về quê hương đoàn tụ với người thân, nhiều nạn nhân từng sa bẫy “việc nhẹ lương cao” bên kia biên giới đang đối mặt với không ít khó khăn trong cuộc sống. Trong đó, nỗi lo lớn nhất là loay hoay tìm việc làm sau khi hồi hương và cả những khoản nợ đang “treo” trên đầu.
Chị V.T.T.N. (làng Riêng, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông) gọi điện cảm ơn Báo Gia Lai vì sau bài viết phản ánh, chồng chị đã được cơ quan chức năng giải cứu thành công. “Từ những thông tin quý báo đăng tải, cơ quan chức năng của Việt Nam và Campuchia đã lần ra dấu vết, giải cứu chồng tôi thành công. Tuy không phải nộp một số tiền lớn để chuộc người nhưng tôi cũng phải vay mượn để gửi vào cho anh ấy giải quyết thủ tục pháp lý và mua vé xe đò về Gia Lai. Thế nên, nợ chồng nợ. Tới đây, 2 vợ chồng sẽ cố gắng làm để trả nợ và nuôi con ăn học”-chị N. chia sẻ.
Ở làng Kloong (xã Ia O, huyện Ia Grai), cuộc sống của gia đình 7 nạn nhân từng sa bẫy việc làm ở Campuchia cũng chồng chất khó khăn. Trong căn bếp tuềnh toàng, bà Puih Bil đang sửa soạn bữa trưa của gia đình với cơm trắng ăn kèm quả đậu luộc nguyên vỏ và 1 hộp nhựa đựng nước mắm giã với ớt. Bà bộc bạch: “Nhà nghèo, chỉ ăn như này thôi. Vì nghèo nên Phú mới bị lừa qua Campuchia làm. May mắn là cháu được giải cứu chứ không phải chuộc bằng tiền. Từ khi được giải cứu đến nay, cháu ở nhà, lo phụ mình làm nương, không dám đi làm xa nữa”.
Puih Phú và Puih Thái đổi công làm rẫy cho nhau. Ảnh: Hoành Sơn
Puih Phú và Puih Thái đổi công làm rẫy cho nhau. Ảnh: Hoành Sơn
Trong lúc chúng tôi đang trò chuyện với bà Bil thì Puih Phú (SN 2006) và Puih Jối (SN 2004) đi làm về. “Từ ngày được giải cứu đến nay, bọn em rút được kinh nghiệm xương máu, không dám đi làm ăn xa nữa. Hôm nào không làm việc nhà cho gia đình thì đi làm thuê với giá 200-300 ngàn đồng/ngày. Em đang cố làm để trả nợ tiền chuộc là 68 triệu đồng. Có điều, nhà nghèo và mẹ em hay đau nên chẳng dư được mấy, không biết khi nào mới trả hết nợ”-Puih Jối chia sẻ.
Hay tin có người đến thăm, anh Puih Thái (SN 1994) vội từ rẫy trở về nhà. Anh Thái kể: “Ở bên đó bị họ đánh đập, nhịn đói nhiều quá nên bị ám ảnh đến nỗi đêm ngủ còn thường xuyên mơ thấy. Giờ thì đang cố làm lụng để có tiền trả nợ. Hôm được giải cứu về, Bộ đội Biên phòng có hỗ trợ 20 triệu đồng để trả bớt, hiện còn nợ tới 70 triệu đồng. Mấy tháng nay đi làm thuê, tôi cũng dành dụm được một ít tiền rồi”. 
Gánh nặng cơm áo, nợ nần đè nặng lên những gia đình nạn nhân từng bị lừa qua biên giới làm việc. Ảnh: Hoành Sơn
Gánh nặng cơm áo, nợ nần đè nặng lên những gia đình nạn nhân từng bị lừa qua biên giới làm việc. Ảnh: Hoành Sơn
Ông Ksor Tuâng-Phó Chủ tịch UBND xã Ia O-cho biết: Sau 7 trường hợp ở làng Kloong thì xã không còn trường hợp nào khác sập bẫy “việc nhẹ lương cao” xứ người. Một số người đi vào miền Nam làm công nhân ở các công ty đều đến UBND xã làm các loại giấy tờ liên quan. 7 công dân ở làng Kloong bị lừa đảo qua biên giới làm việc đều thuộc diện khó khăn, ít đất canh tác, chúng tôi đã vận động họ vào làm công nhân ở các công ty cao su đứng chân trên địa bàn nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào đi làm. Mới đây, Trường Cao đẳng Gia Lai có tuyển sinh, chúng tôi cũng đã thông báo cho 7 công dân. Có điều, họ không đủ điều kiện để được đi học. Thời gian tới, nếu huyện tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, xã sẽ tạo điều kiện cho các trường hợp trên để giúp họ có thu nhập vừa trả nợ số tiền vay mượn chuộc thân cũng như cải thiện cuộc sống.
HOÀNH SƠN

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.