Không để người lao động nào bị bỏ lại phía sau do dịch COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hôm nay (24.12), theo kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Năm 2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, việc làm của nhiều người lao động, trong đó, tình trạng thiếu việc, mất việc làm diễn ra khá phổ biến. Trong bối cảnh đó, Chính phủ, tổ chức Công đoàn đã đẩy mạnh phối hợp, có nhiều chính sách, giải pháp để ổn định cuộc sống, việc làm của người lao động, để không ai bị bỏ lại phía sau do dịch COVID-19.

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, lãnh đạo Bộ TTTT, Tỉnh ủy Bắc Ninh thăm hỏi gia đình một công nhân Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam tỉnh Bắc Ninh tháng 5.2020. Ảnh: Hải Nguyễn
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, lãnh đạo Bộ TTTT, Tỉnh ủy Bắc Ninh thăm hỏi gia đình một công nhân Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam tỉnh Bắc Ninh tháng 5.2020. Ảnh: Hải Nguyễn



Quan tâm đến công nhân trong dịch COVID-19

Cuối tháng 5.2020, tại Công ty (Cty) TNHH Điện tử Foster, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà công nhân lao động (CNLĐ) tỉnh Bắc Ninh nhân dịp Tháng Công nhân (CN) 2020.

Tại buổi gặp này, sau khi lắng nghe những chia sẻ từ CN, cán bộ Công đoàn (CĐ), Thủ tướng đề nghị Cty không chủ quan trước dịch bệnh, đồng thời mong muốn các DN tận dụng thời cơ phát triển sản xuất khi Việt Nam sớm đẩy lùi dịch bệnh. Thủ tướng cho rằng, hệ thống phúc lợi xã hội cần được thiết kế phù hợp với một tỉnh công nghiệp như Bắc Ninh, từ hệ thống siêu thị, nhà trẻ, thanh toán, an ninh an toàn cho CN, để CN “đi sớm về khuya, nhất là chị em phụ nữ, không bị đe dọa tính mạng, tài sản”.

Thủ tướng nhắn nhủ, NLĐ cần cố gắng rèn luyện kỹ năng lao động tốt bằng cách học tập nhiều hơn, có tay nghề lao động tốt hơn, từ đó nâng cao thu nhập. Thủ tướng cũng cho rằng, DN cần giảm chi phí, duy trì việc làm, thu nhập, nâng cao năng suất, áp dụng công nghệ, tìm thị trường mới để phát triển, từ đó duy trì việc làm, thu nhập cho CNLĐ. Cùng với đó, cần dành nguồn lực trung ương và địa phương, có cơ chế thuận lợi để xây dựng khu nhà ở của CN, giúp họ bớt khó khăn…

Đây là 1 trong 5 lần Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của CNLĐ thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước trong dịp Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động hằng năm. Các lần gặp gỡ này đều tập trung vào nội dung bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của CNLĐ.

Tại các cuộc làm việc và gặp gỡ, nhiều đề xuất của CĐ và CNLĐ liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập, điều kiện làm việc, nhà ở, nhà trẻ, trường học, các thiết chế phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần cho CNLĐ, an ninh - an toàn nơi làm việc và nơi ở, việc tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, vấn đề an toàn vệ sinh lao động, bữa ăn ca, học tập nâng cao tay nghề, đảm bảo việc làm bền vững, chăm sóc sức khỏe CNLĐ, nhất là CNLĐ tại khu công nghiệp, khu chế xuất được Thủ tướng Chính phủ quan tâm, ghi nhận. Và Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng vào cuộc, phối hợp với CĐ và người sử dụng lao động giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ; tạo động lực tinh thần mạnh mẽ, khích lệ CNLĐ hăng hái thi đua, lao động sản xuất, đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn, góp phần vào sự phát triển của cơ quan, đơn vị, DN vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Công đoàn vì việc làm bền vững của NLĐ

Trong bối cảnh CNLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thời gian vừa qua, tổ chức CĐ đã có nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ NLĐ cũng như chia sẻ với DN. Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã quyết định cho các DN sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được lùi thời điểm đóng kinh phí CĐ; có văn bản về miễn đóng đoàn phí đối với đoàn viên CĐ có mức lương thấp hơn mức lương cơ sở; hỗ trợ NLĐ từ nguồn tài chính CĐCS và ủng hộ của người sử dụng lao động với tổng số tiền hơn 416 tỉ đồng (chiếm 63,39% tổng số chi của cả hệ thống tổ chức CĐ).

Đối với NLĐ phải cách ly, CĐCS đã tham gia ý kiến với DN thực hiện chi trả 70% lương, hoặc áp dụng tính ngày nghỉ phép năm để đảm bảo thu nhập của NLĐ không thấp hơn lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, các cấp CĐ đã tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền, Ban chỉ đạo về phòng, chống dịch tại địa phương, ngành phát hành hàng trăm nghìn cẩm nang, poster, áp phích tuyên truyền; tổ chức hàng nghìn buổi hiến máu, để cứu giúp người bệnh. Tư vấn, hỗ trợ cho gần 160.000 CNLĐ được hưởng các gói an sinh của Nhà nước và của DN với tổng số tiền hơn 213 tỉ đồng. Thăm hỏi, tặng quà cho hơn 900.000 CNLĐ gặp khó khăn với tổng số tiền 181,4 tỉ đồng. Có 6.928 CĐCS đã kết nối thông tin, thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ bị mất việc, giãn việc tại các DN phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Vận động, quyên góp hỗ trợ phòng chống dịch với số tiền hơn 205 tỉ đồng và hàng triệu chiếc khẩu trang, nước sát khuẩn, xà phòng để cấp, phát miễn phí tới NLĐ.

Ngoài ra, nhận thức được vấn đề quan trọng đối với NLĐ là việc làm, tiền lương, thu nhập, thời gian qua, Tổng LĐLĐVN đã phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, nhất là các chính sách về việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Sau 5 năm, số CNLĐ có việc làm tăng 26%, trong đó số có việc làm bền vững, thu nhập cao tăng đều các năm. Mức sống của CN có tiến bộ, thu nhập bình quân tăng 35%, góp phần cải thiện thu nhập, đời sống cho NLĐ.

 

https://laodong.vn/cong-doan/khong-de-nguoi-lao-dong-nao-bi-bo-lai-phia-sau-do-dich-covid-19-864825.ldo

Theo Bảo Hân - Việt Lâm (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.