Sẽ di dời làng Cheng Leng trước ngày 11-11

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 15-10, ông Phùng Trung Toàn-Chủ tịch UBND xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện, Gia Lai) cho biết: Sau khi nhận được sự đồng thuận của 36 hộ dân là người Jrai gốc ở các làng Dlâm, Hek, Trớ thuộc xã Chư A Thai sinh sống trên núi Cheng Leng (địa phận xã H’Bông, huyện Chư Sê, Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện ấn định thời gian di dời làng này về xã Chư A Thai là từ ngày 31-10 đến ngày 11-11-2018.
Ngôi làng trên đỉnh núi Cheng Leng với 36 hộ dân. Ảnh: Nguyễn Tú
Ngôi làng trên đỉnh núi Cheng Leng với 36 hộ dân. Ảnh: Nguyễn Tú
36 hộ dân này sẽ được cấp đất tại làng Hek. Mỗi hộ được cấp 600 m2 đất ở để làm nhà ở, chuồng nuôi gia súc và tăng gia trồng rau xanh. UBND huyện Phú Thiện sẽ trích kinh phí thuê phương tiện, huy động lực lượng là đoàn viên thanh niên tại các xã, thị trấn và các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn cùng giúp di dời nhà cửa người dân trên núi Cheng Leng về làng Hek.
Như Báo Gia Lai Điện tử đã thông tin, từ năm 1990, khi Nhà nước xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ, nhiều hộ dân các làng Dlâm, Hek, Trớ thuộc xã Chư A Thai tự di dời lên núi Cheng Leng lập làng, trồng trọt. Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đã đến kiểm tra tình hình sản suất và sinh sống của các hộ dân trên núi Cheng Leng. Để giúp người dân ổn định cuộc sống và được hưởng lợi từ các chương trình, chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo UBND huyện Phú Thiện vận động, xây dựng kế hoạch di dời người dân về làng cũ sinh sống.
Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.