Mùa hoa chi pâu đẹp lịm tim ở "nóc nhà" Yên Bái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mùa hoa chi pâu đang thu hút rất đông du khách tìm tới Tà Chì Nhù - "nóc nhà" Yên Bái.

Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Khoảng một tuần qua, hoa chi pâu bắt đầu nở rộ, khoe sắc tím mộng mơ khắp các dải núi, triền đồi trên đỉnh Tà Chì Nhù (Yên Bái). Mùa hoa đẹp nhất chỉ kéo dài khoảng 2 tuần nên rất đông du khách đã tìm tới đây, vượt chặng đường núi trắc trở để tận mắt ngắm nhìn khung cảnh đẹp mộng mơ.

Hoa chi pâu tím lịm dưới nắng mặt trời. Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Hoa chi pâu tím lịm dưới nắng mặt trời. Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Đỉnh Tà Chì Nhù cao 2979m, nằm ở khu vực xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu được mệnh danh là "nóc nhà Yên Bái". Nơi đây được giới mê leo núi ưu ái xem là "thiên đường mây nơi hạ giới". Trung tuần tháng 9 hàng năm, du khách đổ về đây không chỉ để săn mây mà còn để đón mùa chi pâu - loài hoa mang sắc tím đặc trưng, khiến nhiều người liên tưởng đến những cánh đồng oải hương Châu Âu.

 Vẻ mộc mạc, mong manh của hoa chi pâu. Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Vẻ mộc mạc, mong manh của hoa chi pâu. Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Theo các porter dẫn đường người địa phương, loài hoa này không ai rõ tên là gì, nguồn gốc từ đâu. Nó được gọi là chi pâu bởi khi du khách hỏi, người bản địa đều nói  là "chi pâu" (theo tiếng H'Mông nghĩa là "không biết", "không hiểu").
Anh Nguyễn Anh Chiêm (Hà Nội) - một du khách đam mê nhiếp ảnh, leo núi vừa thực hiện chuyến đi 3 ngày 2 đêm (14-16.9) để chinh phục mùa chi pâu trên đỉnh Tà Chì Nhù. 

Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
"Ngay khi hay tin mùa hoa nở rộ, thời tiết thuận lợi, vợ chồng mình lên đường tới Yên Bái. Mặc dù phải mất 2 ngày leo núi, nhiều đoạn cảm thấy bị vắt kiệt sức nhưng khi tận mắt chứng kiến đồi hoa trong sớm bình minh, mệt mỏi tan biến", anh Chiêm tâm sự.

 Khoảnh khắc bắt gặp hoa chi pâu trong ánh bình minh, mọi mệt mỏi của chặng đường leo núi dường như tan biến. Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Khoảnh khắc bắt gặp hoa chi pâu trong ánh bình minh, mọi mệt mỏi của chặng đường leo núi dường như tan biến. Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
2h sáng ngày 14-9, anh Chiêm cùng vợ và 5 bạn đồng hành xuất phát từ Hà Nội, đi ô tô tới điểm leo núi Mỏ Chì - chân của ngọn núi Tà Chì Nhù. 9h sáng, cả đoàn bắt đầu chinh phục đỉnh núi cao thứ 7 Việt Nam.
Đoàn có 4 porter người bản địa. Họ vừa là người dẫn đường, vừa là người hỗ trợ đoàn khuân vác đồ ăn, balo, nấu nướng... cũng như là người xin phép chính quyền cho leo núi, đặt thuê chỗ nghỉ đêm trên lán 2.400m.
3 giờ đầu, đoàn leo khá suôn sẻ vì đường không quá dốc. 12h, đoàn dừng nghỉ trưa. Cảnh quan Tà Chì Nhù rất đẹp, thay đổi liên tục theo độ cao. Du khách sẽ trải qua rừng già nguyên sinh, suối, qua rừng tán thấp, đồng cỏ... Tuy nhiên, càng lên cao càng xuất hiện nhiều dốc trải dài, có đoạn như thẳng đứng, vắt kiệt sức người leo.

Đến 16h, cả đoàn tới vị trí lán nghỉ ở độ cao 2.400m.
Đến 16h, cả đoàn tới vị trí lán nghỉ ở độ cao 2.400m.
Đến 16h, cả đoàn tới vị trí lán nghỉ ở độ cao 2.400m.
Khu vực này trước đây là một bãi đất trống, các đoàn leo núi phải tự mang theo lều trại, nước sinh hoạt... Vài năm trở lại đây, những người dân tộc Mông đã dựng lên lán trại gỗ, dẫn nước suối về, trang bị đồ dùng thiết yếu, bếp, nhà vệ sinh... để du khách thuê.

Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
4h sáng hôm sau, đoàn bắt đầu thức dậy và xuất phát lên đỉnh núi. Càng lên cao, hoa chi pâu càng nở rộ, tím ngắt, đẹp tới lịm tim. Ánh mặt trời chiếu vào loài hoa tím mộng mơ khiến anh Chiêm, chị Quỳnh cảm giác như lạc vào tiên cảnh.
"Mùa hoa này rất ngắn ngày nên du khách nên tới càng sớm càng tốt. Khoảnh khắc tuyệt vời nhất là khi bình minh. Lúc ấy, chi pâu như nàng công chúa thức dậy giữa núi rừng Tây Bắc", anh Chiêm chia sẻ. "Do thời tiết không thuận lợi nên mình không kịp chiêm ngưỡng hoa nở trong buổi hoàng hôn", anh Chiêm có chút tiếc nuối.

Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Ở tại đây ngắm cảnh, chụp hình, tới 15h chiều cùng ngày, đoàn từ đỉnh núi về lán dê để đón hoàng hôn. Ngày hôm sau, đoàn xuống núi và trở về Hà Nội.
Du khách thường có hai cách di chuyển tới Tà Chì Nhù. Một là đi theo đường Hà Nội - Trạm Tấu (Yên Bái) rồi leo đỉnh núi. Hai là leo bằng lối mới mở, theo cung đường Hà Nội - Ngọc Chiến (Sơn La). Lối đi này bớt dốc hơn nhưng có ít dịch vụ ăn, ngủ nghỉ.

Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Tổng quãng đường du khách phải leo từ Mỏ Chì đến đỉnh Tà Chì Nhù và trở lại là gần 20km, do đó đòi hỏi sức khỏe dẻo dai, sự kiên nhẫn và những kĩ năng leo núi cơ bản. Du khách nên đi ghép đoàn, đi tour cùng hướng dẫn viên hay porter địa phương.

Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Theo Trang Vũ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.