Thống nhất bản thiết kế chi tiết mô hình dự án "Pleiku xanh"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 25-7, Viện Nghiên cứu Sức khỏe và phát triển giáo dục Tây Nguyên trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đóng chân trên địa bàn TP. Pleiku tổ chức hội nghị thống nhất bản thiết kế chi tiết mô hình dự án “Pleiku xanh”.
Dự án “Pleiku xanh” do TS. Phùng Thị Kim Huệ-Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Sức khỏe và phát triển giáo dục Tây Nguyên làm chủ nhiệm. Nội dung của dự án gồm: xây dựng bản thiết kế hệ thống cây xanh đô thị; thí điểm mô hình “Pleiku xanh”’ lan tỏa kết quả mô hình “Pleiku xanh”; chọn mô hình mẫu và phương án triển khai. Theo báo cáo, năm 2021, chỉ tiêu cây xanh/đầu người của TP. Pleiku đạt 12,59 m2/người, chỉ tiêu này cao hơn mức bình quân chung của cả nước, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, sự bố trí cây xanh trên các tuyến đường ở TP. Pleiku cũng chưa có sự đặc thù riêng ngay ở cấp độ thành phố, khu phố, từng con đường và từng công trình. 
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Trần Dung
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Dung
Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống cây xanh tại TP. Pleiku theo thực trạng và định hướng phát triển trong tương lai. Đồng thời, thảo luận về xu hướng “Thành phố trong rừng” và chuỗi giá trị kinh tế-xã hội-môi trường; đánh giá sự phù hợp của cây xanh, điều kiện chăm sóc, quá trình sinh trưởng, sự phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, sự phù hợp với mục tiêu “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”. 
Với mục tiêu của TP. Pleiku ngoài phát triển cây xanh đạt 15 m2/người vào năm 2025 và theo lộ trình thành phố sẽ phấn đấu đạt từ 20 đến 30 m2/người để xứng tầm với cao nguyên xanh. Việc thống nhất bản thiết kế chi tiết mô hình dự án “Pleiku xanh” sẽ góp phần làm đẹp kiến trúc và bền vững các công trình, đáp ứng mục tiêu chung “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”. Đây là một dự án hành động về môi trường tập trung vào thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu; tác động đến nhận thức của toàn dân để cùng chung tay phát triển hệ thống cây xanh, bảo vệ môi trường.
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.