TP. Hồ Chí Minh thúc tiến độ phát triển 5 huyện ngoại thành lên quận hoặc thành phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND TPHCM vừa ban hành kế hoạch khẩn về xây dựng đề án đầu tư – xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TPHCM) giai đoạn 2021 – 2030.

Cầu Phước Lộc mới nối hai xã Phước Kiển và Phước Lộc (huyện Nhà Bè). Ảnh: Anh Tú
Cầu Phước Lộc mới nối hai xã Phước Kiển và Phước Lộc (huyện Nhà Bè). Ảnh: Anh Tú
Theo đề xuất của Sở Nội vụ trước đó, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè sẽ thành quận (hoặc thành phố thuộc thành phố) trước năm 2025; huyện Củ Chi và Cần Giờ thành quận trong giai đoạn 2025 - 2030.
UBND TPHCM yêu cầu UBND 5 huyện rà soát, đánh giá hiện trạng từng loại tiêu chí (dân số, diện tích, số đơn vị hành chính, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị) theo các tiêu chuẩn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Từ đó, các địa phương đề xuất mô hình đơn vị hành chính đô thị cần thiết phù hợp với thế mạnh, đặc thù của huyện. Việc này phải hoàn thành trong tháng 1.2022.
Đồng thời, Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì phối hợp với 5 huyện xây dựng 5 đề án nhánh về phát triển, gồm: Kinh tế đô thị; Văn hóa đô thị; Hạ tầng đô thị; Con người đô thị và Quản lý nhà nước theo đặc thù, thể mạnh của từng huyện. Việc này phải hoàn thành trong tháng 3.2022 vì đây là cơ sở để triển khai các giải pháp thúc đẩy tiến trình chuyển huyện thành quận nhanh và bền vững.
Theo kế hoạch, sau khi được Ban Chỉ đạo xây dựng 5 huyện thành quận hoặc Thành phố đóng góp ý kiến, tổ chức các hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan quản lý nhà nước; hoàn thiện trình UBND TPHCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy.
Trên cơ sở hiện trạng các tiêu chí, tiêu chuẩn của huyện, xã - thị trấn và đề xuất mô hình của huyện, Sở Nội vụ xây dựng các phương án, báo cáo UBND TPHCM trình Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất chủ trương về chuyển đổi huyện thành quận hoặc Thành phố.
Sau khi chủ trương chuyển đổi được phê duyệt, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND TPHCM bổ sung phương án chuyển huyện thành quận hoặc Thành phố vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 và Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Tiếp đó, các huyện sẽ tiến hành xây dựng Đề án phân loại đô thị huyện, xã - thị trấn (hoặc lập báo cáo rà soát theo tiêu chí của quận, phường) và Đề án thành lập quận (hoặc thành phố thuộc TPHCM) trình cấp có thẩm quyền công nhận.
Hiện nay, qua đánh giá sơ bộ, so với 30 tiêu chí của cấp quận, huyện Hóc Môn đạt 23/30 tiêu chí; Bình Chánh đạt 26/30, Nhà Bè 23/30, Củ Chi 23/30 và huyện Cần Giờ đạt 19/30.
Cụ thể, huyện Hóc Môn (diện tích hơn 109 km2, dân số hơn 462.800) đạt 4/6 tiêu chí về trình độ phát triển kinh tế - xã hội; 15/21 tiêu chí về cơ sở hạ tầng.
Các thông số này ở Bình Chánh (252,6 km2; 711.262 người) là 6/6 và 18/21; Nhà Bè (100,4 km2; 207.766 người) là 5/6 và 18/21; Củ Chi (434,7 km2; 468.269 người) là 4/6 và 16/21.
Riêng huyện Cần Giờ (704,45 km2; 73.278 người) là 3/6 và 15/21 - chưa đạt 50% dân số theo quy định.
MINH QUÂN (LĐO)

https://laodong.vn/bat-dong-san/tphcm-thuc-tien-do-phat-trien-5-huyen-ngoai-thanh-len-quan-hoac-thanh-pho-997405.ldo

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Đề xuất quy định mới về tính tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ

Đề xuất quy định mới về tính tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024, trong đó đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất, việc tính tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...