Cây tiêu lốt nên mở rộng diện tích hay không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Chư Sê nói riêng, việc bà con nông dân ồ ạt phát triển một số giống cây trồng mới  thiếu kiểm soát, gây không ít khó khăn đối với ngành nông nghiệp về quản lý nguồn giống cũng như đặt ra bài toàn về đầu ra cho sản phẩm. Đối với cây tiêu lốt, mặc dù diện tích chưa nhiều, song cũng cần khuyến cáo bà con nông dân thận trọng khi mở rộng diện tích trồng giống tiêu này để hạn chế thiệt hại xảy ra.

Ảnh: Đức Chí
Ảnh: Đức Chí

Theo số liệu thống kê, trên địa địa bàn huyện Chư Sê có khoảng 3 ha cây tiêu lốt với 6.000 trụ, tập trung tại một số xã như: Chư Pơng, Al Bá, Bờ Ngoong và thị trấn Chư Sê, hầu hết số tiêu trên được canh tác bởi các xã viên Hợp tác xã Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ nông nghiệp tiêu Chư Sê. Qua tìm hiểu tình hình phát triển cây tiêu lốt tại gia đình ông Hoàng Ngọc Thanh (thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê) cho thấy, vườn tiêu 600 trụ của gia đình ông đang sinh trưởng, phát triển khá tốt và đã cho thu hoạch. Trước kia gia đình ông Thanh trồng giống tiêu truyền thống như: Vĩnh Linh, Lộc ninh…, tuy nhiên sau khi vườn tiêu già cỗi, qua tìm hiểu trên các phương tiên thông tin đại chúng và trực tiếp là Hợp tác xã sản xuất-Thương mại-Dịch vụ nông nghiệp tiêu Chư Sê, gia đình ông đã quyết định chuyển sang trồng giống tiêu mới này, qua quá trình trồng thử nghiệm, ông thanh cho biết cây tiêu lốt có ưu điểm như ít sâu bệnh, không phải dùng phân hóa học, nhanh cho trái và cho thu hoạch quanh năm… hiện gia đình ông được Hợp tác xã sản xuất-Thương mại-Dịch vụ nông nghiệp tiêu Chư Sê bao tiêu sản phẩm với giá tiêu khô là 140.000 đồng/kg, tiêu tươi là 40.000 đồng/kg.

Ông Hoàng Ngọc Thanh-thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê- cho biết: “Trước đây gia đình tôi cũng trồng giống tiêu truyền thống, sau khi tìm hiểu qua sách báo gia điình tôi quyết định chuyển sang trồng tiêu lốt, bắt đấu trồng từ năm 2015 đến nay gia điình tôi đã trồng được 600 trụ, về đặc điểm sinh học của giống tiêu này có nhiều ưu điểm, đến thời điểm này thì Hợp tác xã vẫn bao tiêu sản phẩm cho xã viên ổn định”.

Cũng là một xã viên của Hợp tác xã sản xuất-Thương mại- Dịch vụ nông nghiệp tiêu Chư Sê, anh Bùi Văn Chiến, thôn Hố Lao, xã Chư Pơng có trồng 300 trụ tiêu lốt. Anh Chiến cho biết, hiện tại gia đình anh cũng đang trong quá trình trồng thí điểm, bản thân anh đã được tiếp xúc với đơn vị bao tiêu sản phẩm, tuy nhiên qua tìm hiểu thì năng lực của các Công ty thu mua này còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó, về năng suất, sản lượng của loại tiêu này thì cũng chưa được kiểm chứng. Do đó về quan điểm của mình, anh Chiến khuyến cáo bà con nông dân không nên phát triển giống tiêu này một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, nếu không rủi ro xảy ra đối với người nông dân là rất lớn. Anh Bùi Văn Chiến (thôn Hố Lao, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) chia sẻ: “Là một xã viên tôi muốn chia sẻ với bà con trước mắt đầu ra cho sản phẩm cây tiêu lốt chưa ôn định, bà con hết sức thận trọng, trước khi phát triển chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về loại cây này”.

Theo Hợp tác xã sản xuất-Thương mại-Dịch vụ nông nghiệp tiêu Chư Sê, thị trường tiêu thụ sản phẩm tiêu lốt rất hạn chế. Hiện tại đơn vị chỉ cố thể bao tiêu sản phẩm của các xã viên hợp tác xã, trong thời điểm hiện tại cũng như một vài năm tiếp theo HTX chưa có kế hoạch mở rộng diện tích cũng như kết nạp thêm xã viên mới.  

Ông Nguyễn Văn Nghị-Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Sản xuất- Thương mại-Dịch vụ nông nghiệp tiêu Chư Sê nói: “Cây tiêu lốt được HTX ký kết với một công ty tại TP HCM đưa giống về cho bà con trồng thử từ cuối năm 2015, đến nay đã phát triển được 3 ha, qua gần 2 năm theo dõi và chăm sóc, cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, tuy nhiên hiện tại giá cả của loại sản phẩm này không ôn định, đầu ra còn hạn chế khuyến cáo bà con không nên phát triển một cách ồ ạt”.

Về phía cơ quan chuyên môn, Phòng Nông nhiệp và PTNT huyện Chư Sê nhận định, cây tiêu lốt là một giống cây trồng mới được bà con nông dân trên địa bàn huyện đưa vào trồng tự phát từ cuối năm 2015 đến nay, do đó hiện tại vẫn chưa đánh giá được mức độ thích nghi, cũng như về năng suất, chất lượng và giá cả của loại tiêu này. Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: “Trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Chư Sê có một số hộ nông dân đem giống tiêu lốt về trồng tự phát trên địa bàn huyện, đây là giống cây trồng chưa có tài liệu nào chứng minh được nguồn gốc, chưa có trong danh mục lưu hành của bộ nông nghiệp, trong qui hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trông cũng chưa có trong kế hoạch, bên cạnh đó đầu ra cho sản phẩm chưa đảm bảo, để tránh rủi ro cho người nông dân về góc độ cơ quan chuyên môn khuyến cáo bà con nông dân; đối với diện tích đã trồng tiếp tục theo dõi, chăm sóc theo hướng hữu cơ tiết kiệm chi phí để theo dõi đánh giá mức độ thích nghi, khuyến cáo bà con chưa nên mở rộng diện tích trồng tiêu lốt, khi có kết quả đánh giá, khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn phòng nông nghiệp sẽ có thông báo đến bà con”.

Hiện cây tiêu lốt đang trong thời gian trồng thử nghiệm, mặt khác, chưa có doanh nghiệp đứng ra thu mua với số lượng lớn, do đó trong khi chờ kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp, bà con nông dân cần thận trọng không phát triển loại tiêu này, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Đức Chí

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.