Cáp biển AAG gặp sự cố, Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tuyến cáp biển AAG lại tiếp tục gặp sự cố từ khoảng 4 giờ sáng ngày 19/7. Đây cũng là lần thứ hai của năm 2021 tuyến cáp này gặp sự cố.
 
Ảnh minh họa. (Nguồn: acacia-inc.com)
Ảnh minh họa. (Nguồn: acacia-inc.com)
Khoảng 4 giờ sáng ngày 19/7, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đã tiếp tục gặp sự cố trên nhánh S1H. Sự cố này gây ảnh hưởng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế hướng Singapore và HongKong (Trung Quốc).
Đến thời điểm hiện tại, nhiều người dùng Internet tại Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc truy cập các website nước ngoài, đặc biệt với các trang web có lượng truy cập lớn như Facebook, Gmail.
Trong lần thứ hai của năm 2021 gặp sự cố, AAG lại bị lỗi trên nhánh S1H với vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ Vũng Tàu của tuyến cáp này 108 km. 
Tuyến cáp biển AAG gặp sự cố lần đầu tiên trong năm nay vào ngày 22/6 trên nhánh S1H tại vị trí cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 102km.
Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam khi đó đã nhận định sự cố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet Việt Nam đi quốc tế ở mức dưới 15% tổng dung lượng.
Sự cố trên tuyến cáp AAG đã bắt đầu được khắc phục từ ngày 2/7. Vào ngày 16/7 vừa qua, các nhà mạng đã xác nhận các lỗi trên tuyến cáp AAG đã cơ bản được sửa xong từ tối ngày 12/7, khôi phục các kênh truyền trên tuyến.
Asia America Gateway (AAG) là tuyến cáp quang biển được đưa vào khai thác từ hơn 11 năm trước, vào tháng 11/2009. Có chiều dài 20.191 km, cáp AAG kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ tuyến cáp biển này đi qua gồm có Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).
Minh Sơn (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.