Cẩn trọng khi cải tiến chữ quốc ngữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội đã đề cập nhiều đến công trình nghiên cứu cải tiến tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền-nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông.

Trong đó, đa số ý kiến đều không đồng tình với đề xuất của tác giả. Một số giáo viên phổ thông tỏ ra băn khoăn về vấn đề cải tiến tiếng Việt mà mọi người đang bàn thảo và cho rằng, nếu công trình này của PGS.TS Bùi Hiền được thông qua, đưa vào áp dụng thì ngành Giáo dục và Đào tạo sẽ là đơn vị đầu tiên được chọn làm thí điểm. Theo đó, “cuộc cách mạng” về chữ viết này sẽ gây ra sự xáo trộn lớn trong xã hội. Để thể hiện quan điểm của ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30-11-2017 đã ra Thông cáo báo chí khẳng định: “Bộ Giáo dục và Đào tạo không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay”.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chúng ta đã biết, công trình nghiên cứu của PGS.TS Bùi Hiền đã được báo cáo trong một hội thảo của ngành ngôn ngữ học và theo tác giả thì đây mới chỉ là một phần của công trình chưa hoàn chỉnh về cải tiến tiếng Việt. Ý tưởng này mới chỉ là đề xuất cá nhân, chưa có sự thẩm định về học thuật của giới chuyên môn ngành ngôn ngữ và chưa có bất cứ cơ quan thẩm quyền nào phê duyệt. Do vậy, mọi sự bàn luận quanh công trình nghiên cứu này cũng chỉ là những ý kiến tham khảo để làm sáng rõ vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành và thăm dò dư luận xã hội. Chúng ta đừng quá băn khoăn về việc có áp dụng vào thực tiễn hay không, vì mọi công trình khoa học dù đạt chuẩn đến đâu cũng phải qua quá trình sàng lọc trong thực tế, huống chi đây mới là ý tưởng còn đang dở dang.

Không phải đến bây giờ mới có đề xuất về cải tiến chữ quốc ngữ, mà ngay từ đầu thế kỷ XX, Ủy ban Cải cách chữ quốc ngữ ở Hà Nội, do Jean Nicholas Chéon đứng đầu đã đề nghị chỉnh sửa những bất hợp lý trong cách viết của tiếng Việt để người học khỏi lẫn lộn giữa nói và viết, trên cơ sở một chữ là một giá trị ký âm. Đến năm 1907, học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã có tham vọng muốn hoàn thiện chữ quốc ngữ khi nó chưa định hình là quốc tự. Bấy giờ, ông đã phát hiện cách phát âm và ký tự ở 3 miền (Bắc-Trung-Nam) không có sự đồng nhất nên đề ra những quy tắc để phân biệt giữa ch-tr, x-s, d-gi và r, vì sự lẫn lộn này dẫn đến hiểu sai ngữ nghĩa gây khó khăn cho việc giao tiếp.

Những năm 50 thế kỷ trước, ở Sài Gòn, ông Nguyễn Ngu Í cũng đề xuất thay đổi một số phụ âm, như: F thay ph; J thay gi; I thay y… Tóm lại, từ khi chữ quốc ngữ ra đời đến nay đã có nhiều đề xuất chỉnh sửa một số bất hợp lý trong ký âm và thêm bớt trong bảng chữ cái tiếng Việt. Tuy nhiên, nhìn chung mọi tham vọng nhằm cải tiến chữ viết tiếng Việt đều thất bại, vì chữ quốc ngữ đã trải qua hàng trăm năm ổn định và phát triển. Tiếng Việt ngày nay ẩn chứa chiều sâu của tâm hồn Việt, được mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước bảo vệ và mài giũa để ngày càng trong sáng hơn. Dù có những bất hợp lý trong cách viết và phát âm nhưng nó đã được chuẩn hóa và hầu hết mọi người đã học và sử dụng một cách thành thạo. Thế nên tất cả những ý tưởng nhằm thay đổi, dù hợp lý đến đâu, cũng khó vượt qua được thói quen của con người.

Nếu luận giải rằng, tiếng Việt hiện nay khó học và cản trở tiến trình hội nhập quốc tế thì đó là sự nhầm lẫn vì nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật… còn khó hơn nhiều nhưng họ vẫn phát triển vượt bậc mà thế giới phải khâm phục. Không riêng gì tiếng Việt mới có đề xuất cải tiến mà các ngôn ngữ khác khá ổn định và phổ biến hơn như: tiếng Anh, tiếng Pháp... vẫn tồn tại những bất hợp lý. Các nhà ngôn ngữ học nhiều lần đề nghị cải cách nhưng tất cả đều bị phản đối. Bởi vậy, cần sự cẩn trọng trong các ý tưởng nhằm thay đổi, cải tiến ngôn ngữ dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhất, bởi đụng đến ngôn ngữ là chạm đến văn hóa của một dân tộc.

Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.