Cần tốt gỗ hơn tốt nước sơn...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ một cuộc đua tưởng chừng gay cấn, hấp dẫn ở chiếc ghế Chủ tịch thì Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) khóa VII giờ biến thành nơi để… chia các “ghế phụ” khi quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đã không có đối thủ. Vậy người hâm mộ Việt Nam có thể kỳ vọng được gì khi tổ chức điều hành bóng đá đã trở thành nơi mang hơi hướng của quyền lực kim tiền...

Ông Lê Hùng Dũng trong vai trò Phó Chủ tịch VFF suốt cả thập kỷ qua gánh nhiệm vụ kiếm tiền để “nuôi” cả bộ máy đồ sộ Liên đoàn. Ngân hàng Eximbank do ông Dũng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị suốt 5 năm qua đã bao thầu tài trợ từ V.League đến hạng nhất mỗi mùa trên dưới 40 tỷ đồng cho đến các giải đấu giao hữu quốc tế như Cúp TP. Hồ Chí Minh.

Từ chuyện kinh phí

 

 Bóng đá Việt Nam kỳ vọng vào đội U19. Ảnh: Hà Ngọc Chính
Bóng đá Việt Nam kỳ vọng vào đội U19. Ảnh: Hà Ngọc Chính

Ông Lê Hùng Dũng được cho coi như 97% trúng cử chiếc ghế Chủ tịch VFF khóa VII nếu không có bất ngờ vào giờ chót và người được nhắm làm Phó Chủ tịch VFF cho ông Dũng là ông Đoàn Nguyên Đức-một doanh nhân có trong tay với Học viện HAGL-Arsenal JMG mà suốt thời gian qua “kè kè” với ông Dũng như “cặp đôi hoàn hảo”. Nếu đúng như vậy thì bộ máy VFF khóa VII với hai nhân vật có tiếng mạnh miệng, dám làm chắc chắn có nhiều thay đổi về cung cách làm việc.

Bóng đá thời chưa gắn mác “chuyên nghiệp” thì giới quần đùi áo số ai cũng kêu ca về đời sống khó khăn do CLB toàn được bao cấp bởi địa phương, ban ngành. Khi tiêu cực phát sinh, móc ngoặc thì người ta đổ cho lý do “nghèo nên hèn”, thế nhưng đến lúc bóng đá được mở cửa để cho các nguồn lực doanh nghiệp đầu tư vào thì một bộ phận giới cầu thủ, HLV cho đến quan chức hư hỏng vẫn hoàn hư hỏng kiểu “giàu thì đổ đốn”.

Giai đoạn 2006-2011 được coi là thời điểm cực thịnh của V.League khi tiền từ các ông bầu ở các ngành xây dựng, vật liệu, ngân hàng, bất động sản, xi măng đổ vào ào ào.  Cầu thủ chuyển nhượng từ chỗ chỉ ăn lương không thì được lót tay vài trăm triệu rồi vài tỷ đồng cho đến chục tỷ đồng. VFF trong vai trò nhà tổ chức V.League cũng tha hồ hốt bạc, quan chức VFF thì có quyền lực, được ban phát thưởng phạt tùy hứng, đi đến đâu được cung phụng đến đó.

Vậy thử hỏi với giai đoạn “tiền nhiều như rác” đó, bóng đá Việt Nam có phát triển không, có cất cánh được để bay ra tầm châu lục như người hâm mộ kỳ vọng không?

Cần một cơ chế pháp lý và giám sát mạnh

 

Ảnh: Hà Ngọc Chính
Ảnh: Hà Ngọc Chính

Khi bóng đá Việt Nam từng trải qua giai đoạn “tiêu tiền không phải nghĩ” mà vẫn tụt hậu thì sẽ nhận ra ngay vấn đề cái thiếu của cả bộ máy bóng đá xứ sở này là một thứ trí tuệ được cụ thể qua cơ chế pháp lý khoa học, vững chắc cùng biện pháp giám sát mạnh.

Hãy nhìn vào thực tế bát nháo của V.League sẽ thấy ngay dù VFF cũng có quy chế bóng đá chuyên nghiệp được ban hành và chỉnh sửa qua từng năm nhưng rất ít phát huy tác dụng. Tại sao 2 giải đấu mang tính chuyên nghiệp là V.League và hạng Nhất lại lỏng lẻo đến mức ai thích tham gia thì cứ bỏ tiền mua 1 CLB, còn không thích cứ việc xóa sổ? Vậy những quy định tài chính bắt buộc hay những chế tài xử phạt để tránh tình trạng hỗn loạn đâu rồi?

Ở góc độ pháp lý khác là việc hàng chục vụ kiện tụng, tranh chấp hợp đồng giữa cầu thủ và CLB liên tiếp xảy ra mà ở vụ nào, người ta cũng thấy ngay những lỗ hổng to tướng về pháp lý trong những quyết định VFF. Vụ K.Kiên Giang xù nợ cầu thủ, HLV, Chí Công kiện B.Bình Dương hay cầu thủ Than Quảng Ninh dọa kiện CLB là những minh chứng mới nhất cho sự “hỗn loạn” về mặt pháp lý của bóng đá Việt Nam. Nguyên nhân là việc bộ máy VFF không có được cơ chế giám sát, kiểm soát hữu hiệu. Ban Chấp hành VFF hay Thường trực Ban Chấp hành VFF hay các bộ phận chuyên môn như “Hội đồng HLV Quốc gia” cũng chỉ là bộ máy “hữu danh vô thực” với đông đủ các thành phần nhưng lại biến thành tấm bình phong để các vị trí lãnh đạo hợp thức hóa những quyết định cá nhân. Chẳng hạn, việc ông Nguyễn Trọng Hỷ bất ngờ từ chức Chủ tịch ngay trước thềm SEA Games 27 để nhường ghế dọn đường cho ông Lê Hùng Dũng cũng được đem ra Thường trực Ban Chấp hành và nhận biểu quyết đồng ý 100%. Vậy những yếu kém về mặt pháp lý mới chính là điểm yếu chí tử của bóng đá Việt Nam.

Thực ra đối với một bộ máy mà đến giờ khi ở ngoài nhìn vào người ta vẫn không phân biệt nổi đâu là cái yếu, cái thiếu mà chỉ chăm chăm nhìn vào những biểu hiện bề ngoài để đánh giá thì khó để nói rằng Đại hội VFF khóa VII sẽ tạo ra sự thay đổi cho bóng đá Việt Nam...

Hà Ngọc Chính

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.