Các tỉnh miền Trung, TN được đầu tư trên 718,11 tỷ từ Chương trình 135

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo ông Nguyễn Xuân Đức - Vụ trưởng Vụ Địa phương II (Ủy ban Dân tộc), năm 2018, Nhà nước đã đầu tư hơn 718,11 tỷ đồng từ Chương trình 135 cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
   Được hỗ trợ 2 con bò từ Chương trình 135, gia đình anh Lương Văn Phú, dân tộc Thái ở xóm Phong Quang, xã Quế Sơn, huyện Quế Phong (Nghệ An) đã thoát nghèo bền vững. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Được hỗ trợ 2 con bò từ Chương trình 135, gia đình anh Lương Văn Phú, dân tộc Thái ở xóm Phong Quang, xã Quế Sơn, huyện Quế Phong (Nghệ An) đã thoát nghèo bền vững. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Các địa phương trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan tổ chức phê duyệt danh mục công trình, dự án, đồng thời nhanh chóng triển khai đầu tư xây dựng hàng trăm công trình kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện lưới quốc gia, thủy lợi, trường học… cho các địa bàn đặc biệt khó khăn.
Lâm Đồng là địa phương giải ngân nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 6 tháng đầu năm 2018 cho các xã, thôn, buôn làng đặc biệt khó khăn cao nhất trong khu vực với 62% kế hoạch.
Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, các tỉnh trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã triển khai cấp phát miễn phí giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, mở các lớp khuyến nông, khuyến lâm…, giúp đồng bào các dân tộc nghèo có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Đức, công tác xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của các tỉnh trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng triển khai thực hiện khá tích cực. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trung bình chung toàn khu vực còn hơn 14,4%. Tỉnh Lâm Đồng có tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số thấp nhất trong khu vực; chiếm 12,2% so với tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh
Hiện nay, 10 tỉnh trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) có 373 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và 932 thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017- 2020.
Quang Huy (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.