Các loài hoa tuyệt đối không cắm trên ban thờ ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo quan niệm xưa, hoa tượng trưng cho sự thanh khiết, dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện, điều tốt lành. Tuy vậy không ai cũng biết rõ về các loại hoa cúng ban thờ và hoa kiêng kị xuất hiện ở vị trí trang trọng này.

Hoa dâng cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp. Ngoài ra, bạn nên chọn hoa có màu vàng và đỏ là những màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng, hồng đỏ. Bạn cũng nên chú ý chỉ cúng một màu để tạo sự trang nghiêm cho bàn thờ và tuyệt đối tránh những loại hoa cấm kỵ dưới đây nhé.

Cúc vạn thọ

 

 

Hoa thờ cúng cần chọn loại có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết để tăng thêm phần trịnh trọng, thể hiện lòng thành của gia chủ. Vì thế, tuy hoa cúc vàng là lựa chọn hoàn hảo cho bàn thờ thì cúc vạn thọ dù tên hay, dễ trồng dễ sống, có màu vàng tươi tắn, sự may mắn và thịnh vượng nhưng ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương lại không được ưa chuộng bởi mùi hương nồng, có mùi hôi nên không được nhiều gia đình sử dụng để thờ cúng tổ tiên.

Hoa đại

 

 

Hoa đại (hay còn gọi là hoa sứ, chăm-pa) mang màu trắng tinh khôi và mùi hoa rất thơm nhưng lại bị liệt vào danh sách không cắm hoa này trên bàn thờ ngày Tết bởi theo tích Lào liên quan đến chuyện tình yêu trai gái nên cũng không dùng vì nó mang lại những điều không may mắn.

Hoa dâm bụt

 

 

Là loài hoa có nhiều màu sắc: đỏ, trắng, vàng bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì tên hoa có chữ “dâm” đằng trước.

Theo truyền thuyết cho rằng, hoa dâm bụt thường dùng để nói về những người con gái có lối sống không đàng hoàng, lẳng lơ không chung tình, chung thủy, chính vì vậy nên hoa dâm bụt không dùng để thờ cúng tổ tiên.

Hoa ly

 

 

Hoa ly là loại hoa có vẻ quyến rũ, hoa rực rỡ kiêu sa, có màu sắc rực rỡ, hương thơm nồng, không thích hợp để dâng lễ Phật. Nhưng có thể dâng gia tiên hoặc nơi thờ Thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu).

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, không nên dùng hoa ly trên bàn thờ gia tiên vì nó mang ý nghĩa là ly tán, chia ly nên tốt nhất chúng ta không dùng để đặt trên bàn thờ để mối quan hệ gia đình, dòng họ không vì thế mà ảnh hưởng, kể cả các Phật tử cũng thường tránh dùng hoa ly lễ Phật.

Hoa phong lan

 

 

Tuy loài hoa này đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, thêm nữa, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng. Vì thế theo dân gian cho rằng, không cắm hoa này trên bàn thờ ngày Tết.

Hoa lan móng rồng

 

 

Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua): Tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp do đó loại hoa này cũng nằm trong danh sách kiêng cắm trên bàn thờ Tết.

Hoa nhài

 

 

Có những loài hoa không được dâng cúng cả khi lễ Phật, thánh và gia tiên như hoa nhài tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (như tích "hoa nhài cắm bãi cứt trâu").

Hoa cúc áo (hoa cứt lợn)

 

 

Bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên ban thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.

Hoa phù dung

 

 

Hoa phù dung là một loài hoa mang vẻ đẹp kiêu sa nhưng mong manh. Phù dung đẹp nhưng cuộc đời hoa phù dung rất ngắn ngủi... cũng bởi đặc tính “sớm nở tối tàn”, thay đổi màu sắc theo từng thời điểm trong ngày, từ trắng muốt sang hồng, đỏ, rồi sậm dần và lụi tàn khiến nó đã trở thành loại hoa kiêng kị cho việc thờ cúng.

Tường Vy/Reatimes

Có thể bạn quan tâm

Vào mùa làm chậu kiểng ở Gia Lai

Vào mùa làm chậu kiểng ở Gia Lai

(GLO)- Ở TP. Pleiku, các cửa hàng bán hoa, cây cảnh đảm nhiệm luôn việc đúc chậu kiểng. Dù là việc quanh năm, song mỗi dịp Xuân về, các cơ sở làm chậu kiểng tại Phố núi lại trở nên nhộn nhịp hơn bởi phải cung ứng một lượng lớn sản phẩm cho thị trường Tết.