Tết Nguyên đán nếu đi du lịch các tỉnh miền Trung, bạn nhớ nếm thử những món truyền thống sau mỗi dịp xuân về. Chỉ ăn một lần, đi đâu ta cũng sẽ nhớ vị ngon dân dã ẩm thực xứ Huế.
Thịt heo hâm nước mắm: Người miền Trung sau khi luộc chín thịt heo sẽ ngâm với nước mắm pha đường. Từng hũ thịt to sẽ để ngâm 3 ngày cho thịt ngấm rồi mới đem ra dùng ngày Tết. Ảnh: Bepnhabeo.
Khi bày ra mâm, người nội trợ sẽ thái mỏng thịt heo ra ăn kèm dưa món, rau thơm và hoặc cuốn cùng bánh đa nem như dùng các loại gỏi. Thịt heo thơm vị nước mắm có vị mặn, ngọt vừa ăn rất hấp dẫn. Ảnh: Jamja.
Dưa món: Món ăn kèm không thể thiếu trong mâm cơm của người miền Trung. Dưa món làm từ nhiều nguyên liệu như củ cải, dưa chuột, cà rốt, đu đủ, củ kiệu, ớt… ngâm cho đến khi có vị chua mặn, giòn giòn. Ảnh: Congbinhf
Người miền Trung thường ăn dưa món kèm với bánh tét hay các loại thịt trong bữa cơm ngày thường và các dịp lễ, tết. Dưa món là đồ ăn kèm chống ngấy hoàn hảo cho những món nhiều đạm ngày tết cổ truyền. Ảnh: Lananhdiep.
Bánh tét: Tương tự miền Bắc và miền Nam, miền Trung có món bánh tét truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết cổ truyền. Nếu bánh chưng sử dụng lá dong thì bánh tét được cuốn bằng là chuối, cũng với nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt heo. Ảnh: Kodimentking.
Người miền Trung ăn bánh tét kèm dưa món. Một số biến tấu đẹp mắt của hương vị truyền thống còn có bánh tét lá cẩm trứng muối, bánh tét ba màu, bánh tét ngọt… Bánh được gói thành những đòn trụ dài nên khi cắt từng khoanh nhìn đẹp mắt. Ảnh: Aizphong, anvatocsen.
Bánh tổ: Hương vị dân dã của món bánh truyền thống người miền Trung luôn dùng mỗi dịp tết xuân là vị gừng cay cay, dẻo dẻo từ gạo nếp và đường mật, vừng. Món bánh không hề ngấy này trở thành món tráng miệng hoàn hảo của người miền Trung. Mỗi chiếc bánh tổ được hấp trong khuôn lá chuối có thể để được một tuần. Ảnh: Tran.hannah.
Chả bò: Nếu người miền Bắc có món giò mỡ, giò lụa thì trên bàn tiệc sum họp gia đình và thiết đãi khách của người miền Trung không thể thiếu chả bò truyền thống. Chả bò chuẩn vị có mùi thơm nồng với tiêu đen kèm vị dai, giòn, cay nhẹ. Ảnh: Chabotuancan.
Tôm chua: Món ăn có thể tìm thấy ở các siêu thị và nhiều vùng miền, song ngon trứ danh lại phải kể đến tôm chua xứ Huế. Mọi dịp lễ, tết, người dân xứ Huế thường ăn tôm chua kèm cơm nóng, các loại gỏi cuốn hoặc chấm thịt heo luộc thái mỏng. Ảnh: Deatranggeum, Món ăn ngon.
Vị chua cay, ngọt bùi của tôm chua, thịt, riềng, tỏi, ớt bột, nước mắm. Người dân xứ Huế không cần chọn những loại tôm to mà sử dụng tôm đồng, tôm nước ngọt vỏ mỏng. Tôm sẽ được sơ chế và ngâm với các loại từ 5-7 ngày trước khi sử dụng. Ảnh: Vietnamesegod.
Bò kho mật mía: Cách nấu của người dân xứ Nghệ đem đến những nồi thịt bò kho thơm giòn ngọt ăn lai rai ngày tết. Món ăn truyền thống trong bữa cơm tết này có vị thơm và cay của gừng, quế hoà cùng độ dai giòn sần sật của bắp bò. Ảnh: Nhung cooking.
Vị ngọt tự nhiên của thịt bò thêm phần hoà quyện với hương thơm mật mía tạo nên món ăn hấp dẫn ngày Tết Nguyên đán. Phần thịt bắp bò khi sơ chế xong sẽ được ướp với các loại gia vị sau nhiều giờ đồng hồ trước khi đem kho. Cuối cùng, mỗi gia đình chỉ việc thái mỏng lát thịt bò chấm cùng tương ớt là có món ăn ngon hấp dẫn. Ảnh: Cooky.
Tiền lì xì là một trong những lý do khiến những đứa trẻ mong chờ tết đến nhất. Tuy nhiên, quản lý tiền lì xì thế nào lại khiến không ít bố mẹ 'tâm tư'.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, để măng không bị mốc, người ta sẽ để măng xếp giàn xông khí lưu huỳnh (SO2). Đây là chất khử rất mạnh tiêu diệt nấm mốc, nấm men, vi sinh vật trong măng làm măng trắng nhưng lại có hại cho sức khỏe.
Bên cạnh những lễ vật để cúng ông Công ông Táo, mỗi gia đình cũng luôn chú ý chuẩn bị mâm cỗ tươm tất để cho các Táo lên gặp Ngọc Hoàng sẽ chỉ nói tốt về gia đình mình.
(GLO)- Ở TP. Pleiku, các cửa hàng bán hoa, cây cảnh đảm nhiệm luôn việc đúc chậu kiểng. Dù là việc quanh năm, song mỗi dịp Xuân về, các cơ sở làm chậu kiểng tại Phố núi lại trở nên nhộn nhịp hơn bởi phải cung ứng một lượng lớn sản phẩm cho thị trường Tết.
(GLO)- Tết đến Xuân về, ai cũng muốn chọn được một cây mai có dáng thế đẹp với mong ước một năm mới nhiều may mắn. Tuy nhiên, cách chọn cây thì không phải ai cũng tường tận.
Theo quan niệm xưa, hoa tượng trưng cho sự thanh khiết, dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện, điều tốt lành. Tuy vậy không ai cũng biết rõ về các loại hoa cúng ban thờ và hoa kiêng kị xuất hiện ở vị trí trang trọng này.
Trong những ngày Tết, việc nhậu nhẹt tiệc tùng là vấn đề khó lòng tránh khỏi. Tuy nhiên, với các mẹo sau đây, bạn có thể uống rượu thoải mái không bị say xỉn.
Tết đến gia đình nào cũng vậy, dù sang hay khó cũng chuẩn bị mâm cơm ngày Tết thịnh soạn với nhiều món ăn ngon và đặc biệt mà ngày thường không có, trước là để cúng tổ tiên, ông bà mong tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu 1 năm mới ấm no, hạnh phúc, sau là để cả gia đình vui vầy sum họp.