Các di tích, danh thắng Hà Nội đồng loạt mở cửa trở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sở VH-TT (Văn hóa - Thể thao) Hà Nội vừa có công văn về việc mở cửa hoạt động trở lại, đón khách tham quan từ ngày 8-3 của các di tích và danh thắng trên địa bàn TP Hà Nội. Tuy nhiên, Sở VH-TT Hà Nội cũng lưu ý trong trường hợp khách đông, không đảm bảo phương án phòng chống dịch thì có thể tạm thời đóng cửa.

Theo văn bản của Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội Trần Thế Cương ký gửi UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị thuộc Sở, nhằm thực hiện thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội có nêu rõ: Các cơ sở di tích, danh thắng trên địa bàn TP Hà Nội mở cửa hoạt động trở lại, đón khách tham quan từ ngày 8-3 (không bao gồm tổ chức lễ hội) nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch covid-19 theo thông điệp "5K" của Bộ Y tế.

Văn bản cũng yêu cầu các đơn vị chủ động xây dựng phương án chi tiết vừa phòng vừa chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo nhu cầu văn hóa tâm linh tại các cơ sở di tích, danh thắng cảnh phù hợp với từng địa phương, đơn vị. Trường hợp nếu du khách đông, không đảm bảo phương án phòng, chống dịch cần tạm thời đóng cửa tới khi các điều kiện được đảm bảo thì mở cửa trở lại.

Sở VH-TT Hà Nội cũng nhắc nhở các đơn vị tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân tổ chức cưới, hỏi, sinh nhật, tiệc mừng gọn nhẹ, không kéo dài thời gian, không ăn uống tập trung đông người, thực hiện việc tang văn minh, chỉ tổ chức trong một ngày…


 

 Trước ngày mở cửa, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã triển khai khử khuẩn
Trước ngày mở cửa, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã triển khai khử khuẩn



Sáng ngày 8-3, di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa) đã mở cửa đón khách. Theo Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, ngày 7-3, trung tâm đã phun thuốc khử trùng toàn bộ không gian di tích.

Việc này đã được duy trì hàng tuần trước đó để bảo đảm các điều kiện, sẵn sàng đón khách trở lại, ngay khi có quyết định của cơ quan chủ quản. Trung tâm cũng đã bố trí điểm quét mã QR code để du khách tiện khai báo y tế trước khi tới điểm di tích.


 

Trong ngày đầu mở cửa trở lại, khách đến các di tích, danh thắng khá thưa thớt
Trong ngày đầu mở cửa trở lại, khách đến các di tích, danh thắng khá thưa thớt


Tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, đền Ngọc Sơn, Hoàng Thành Thăng Long... đã mở cửa đóng khách nhưng lượng người tới khá thưa thớt.


Tại đây, khách tham quan được kiểm tra thân nhiệt, nhắc nhở tuân thủ thông điệp "5K" của Bộ Y tế (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khai báo y tế - Khoảng cách - Không tụ tập đông người).

 

Theo MAI AN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.