Bức tượng cho người… chữa bệnh "tiêu điên"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại lễ ra mắt Viện Công nghệ Sinh học miền Nam tại Gia Lai, một chi tiết đã khiến các đại biểu hết sức bất ngờ: Nông dân xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê đã đúc một bức tượng bán thân tặng ông Dương Hùng Đỗ-Chủ tịch Viện để tri ân ông-người đã nghiên cứu ra phân bón Địa Long, trị được 3 căn bệnh nan y trên cây hồ tiêu là chết nhanh, chết chậm và “tiêu điên”…

15 năm nuôi ý tưởng…

Tôi tìm đến Dương Hùng Đỗ vào một buổi chiều sau giờ làm việc. Văn phòng của ông còn nằm trong khuôn viên của Nhà máy Xi măng Gia Lai cũ. Có cảm giác sự chật chội của căn phòng như được gia tăng thêm bởi bộ “sưu tập rượu” của ông. Cơ man những thẩu lớn, thẩu bé mà toàn rượu ngâm củ đinh lăng… Chắt ra một cốc to rồi đi vào bếp, chốc sau ông bê ra một đĩa… su hào sống. Thấy sự ngạc nhiên của tôi, ông bảo: Chưa ăn su hào sống bao giờ phải không? Su hào bón phân Địa Long đấy, nếm thử xem… Tôi nhón một miếng đưa lên miệng. Quả là khác thật. Nó ngọt, không xơ và hoàn toàn không có vị hăng… Nhưng mà điều này thì liên quan gì đến chuyện ông tìm ra thuốc chữa ba căn bệnh nan y trên cây hồ tiêu? Ông Đỗ cười: Thì mọi bí quyết nó nằm trong Địa Long cả chứ đâu…

 

Ông Dương Hùng Đỗ hướng dẫn nông dân huyện Chư Sê kỹ thuật dùng phân bón Địa Long cho cây hồ tiêu. Ảnh: N.T
Ông Dương Hùng Đỗ hướng dẫn nông dân huyện Chư Sê kỹ thuật dùng phân bón Địa Long cho cây hồ tiêu. Ảnh: Ngọc Tấn

Câu chuyện bắt đầu từ những năm 2000 của thế kỷ trước… Dương Hùng Đỗ vốn là kỹ sư địa chất. Làm cơ quan nhà nước đã một thời gian nhưng cá tính thích sự độc lập tìm tòi đã khiến ông bỏ ra ngoài lập Công ty cổ phần Khai thác Khoáng sản. Có dịp đến với nông dân nhiều nơi, ở đâu ông cũng thấy nông dân dùng quá nhiều phân hóa học; xem nó như cứu cánh duy nhất để tăng năng suất cây trồng. Lên Tây Nguyên đến các vùng chuyên canh cây công nghiệp-nhất là hồ tiêu, tình trạng này lại càng trầm trọng. Họ đâu có hay sự lạm dụng đã làm hủy diệt toàn bộ hệ sinh vật, gây nên những vùng yếm khí, tạo điều kiện cho các loại nấm độc phát triển; làm tụt độ pH, mất đi tính chất vật lý của đất. Hậu quả là cây trồng không thể hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng. Đó cũng là nguyên nhân chính gây nên những căn bệnh chết nhanh, chết chậm, xoăn lá (tiêu điên) nan y trên cây hồ tiêu.

Và ông đã không ít lần chứng kiến cảnh người nông dân bật khóc trước vườn tiêu giá trị tiền tỷ, chắt bóp bằng mồ hôi nước mắt của cả đời mình như bị cướp trắng trước mắt mà đành chịu bó tay. Điều đó đã thôi thúc ông phải tìm ra giải pháp gì giúp họ. “-Nuôi ý tưởng và theo đuổi nó suốt 15 năm ròng, cuối cùng tôi mới thành công-Dương Hùng Đỗ thở ra như cái ý tưởng khó khăn và nặng nề ấy ông vừa mới cởi ra được khỏi cân não ngay đây… Và quả thật suốt quãng thời gian đằng đẵng ấy, ông không nhớ đã phải bao đêm trăn trở, thậm chí gần như thức trắng. Chính người dân huyện Chư Sê không ít lần chứng kiến đã quá nửa đêm, vẫn thấy ông lọ mọ ngoài vườn hồ tiêu lấy mẫu thí nghiệm, hí hoáy ghi chép. “Bao nhiêu tiến sĩ, kỹ sư đã nghiên cứu hàng chục năm nay rồi mà đành chịu bó tay thì ông…”. Với suy nghĩ ấy đã có người không ngần ngại “tặng” ngay cho ông cái biệt hiệu “người điên chữa bệnh tiêu điên”. Và cũng với tâm lý ấy, khi ông công bố đã tìm ra thuốc chữa chẳng ai tin. Ông kể: Khi tôi công bố tại huyện Chư Sê, người trồng tiêu không một ai tin. Có một ông còn nắm áo tôi kéo ra vườn sừng sộ: Vườn tiêu nhà tôi trị giá gần 2 tỷ đồng đấy. Nếu ông chữa khỏi bệnh, tôi sẽ biếu ngay ông 1 tỷ đồng. Tôi chỉ cười, bỏ ra 25 triệu đồng làm bữa nhậu mời một số bà con đến, biếu họ 1 kg sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng. Đến lúc này vẫn chưa ai gỡ ra khỏi đầu ý nghĩ đây là trò quảng cáo của tôi…

Diệu kỳ “Rồng đất”

Không tiện kể với Dương Hùng Đỗ rằng trước khi đến hỏi chuyện ông, tôi đã làm một cuộc điều tra nhỏ. Người tôi tìm đến là Phan Văn Hậu ở thôn 5, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê. Đây cũng là người đầu tiên có vườn hồ tiêu được ông Đỗ chữa hết bệnh. Dường như sợ tôi không tin, mở đầu câu chuyện Phan Văn Hậu đã rào đón: “Chúng em là nông dân, có sao nói vậy. Mà vườn tiêu nhà em được bác Đỗ cứu thì vẫn còn kia…”. Hậu quê ở Nam Định, vào Chư Sê lập nghiệp đã 21 năm nhưng mới bắt đầu trồng hồ tiêu từ năm 2001. Vốn chắt bóp bao năm, vay thêm ngân hàng 100 triệu đồng, Hậu đã có được vườn hồ tiêu 1.000 trụ. Chứa chan bao hy vọng, năm thứ 6 bước vào kinh doanh thì một nửa vườn bỗng nhiên vàng lá rồi rụng đốt. Đó là triệu chứng của căn bệnh chết chậm. “Vẫn biết đây là một trong 3 căn bệnh “nan y”, khó hy vọng cứu vãn nhưng với tâm lý “còn nước còn tát”, cứ nghe ai mách thuốc gì đặc hiệu là em mua về chữa”-Hậu kể. Tốn hết 10 triệu đồng mà căn bệnh quái ác vẫn không chuyển, bụng nghĩ “chữa bệnh cho tiêu không khéo người “tiêu” trước. Đang lúc tuyệt vọng thì ông Hoan-Trưởng thôn biết tin dẫn bác Đỗ đến. Sau khi xem xét, bác Đỗ về cử cán bộ kỹ thuật xuống. Và phép nhiệm mầu đã xảy ra… Một tháng sau, cả 500 trụ tiêu mắc bệnh của nhà em đã bật lá xanh và phát triển trở lại. Bốn năm nay rồi, thời gian đủ để đánh tan hết mọi hoài nghi nên em vẫn bảo các con: “Nói thì xui xẻo nhưng nếu bác Đỗ mà mất, thế nào bố cũng lập bàn thờ để nhớ ơn bác ấy!”.

Chẳng riêng trường hợp Phan Văn Hậu. Theo sự tìm hiểu của tôi, ở xã Ia Hlốp sau 3 năm dùng sản phẩm Địa Long, số vườn hồ tiêu chết chỉ chiếm 1% do các trường hợp bệnh quá nặng và không tuân thủ đúng quy trình. Những vườn hồ tiêu đứng trước nguy cơ xóa sổ bởi căn bệnh chết nhanh, chết chậm của xã Al Bá đã được phục hồi 100%. Tính chung tại huyện Chư Sê, tổng diện tích hồ tiêu được cứu khỏi các căn bệnh nan y đã có hơn 100 ha. Như vậy có nghĩa là ông Đỗ đã giành lại cho nông dân dư trăm tỷ đồng suýt đổ trôi sông. Và không chỉ với ý nghĩa tiền bạc trước mắt, cánh cửa giải pháp sản xuất bền vững cho nghề trồng hồ tiêu của nông dân Việt Nam cũng đã bắt đầu mở ra. Ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê dù còn có ý thận trọng cũng phải thừa nhận sản phẩm Địa Long là “có lý” và cho biết: Những vườn hồ tiêu sử dụng Địa Long đều không thấy bệnh chết nhanh, chết chậm. Ông đề nghị các nhà khoa học nghiên cứu thành công này để cho ứng dụng trên cả nước.

…Quay lại câu chuyện với ông Dương Hùng Đỗ, chợt cảm ra cái chất nông dân bình dị trong con người ông. Đem nhận xét nói ra miệng, ông cười lớn: “Thì chúng ta ai chẳng từ gốc rạ mà lớn lên”. Rồi ông nghiêm giọng: “Nói thật với anh là tôi đang có rất nhiều tiền; thậm chí không biết mình có bao nhiêu tiền. Tôi lao vào công việc gai góc bao năm nay cũng là vì cái tâm với nông dân. Nếu vì tiền, tôi chỉ cần giấu bí quyết là ăn đủ”. Quả thật là bí quyết chữa 3 căn bệnh “nan y”, ông đã hướng dẫn cặn kẽ rồi in phát không cho nông dân. Và cuộc trò chuyện hôm nay của tôi với ông cũng đã mấy lần ngắt quãng vì những cuộc điện thoại của người trồng hồ tiêu gọi đến. Ai hỏi ông cũng chỉ bảo cặn kẽ cách xử lý bệnh chết nhanh, chết chậm và bệnh “tiêu điên”: Dùng 2 kg phân bón Địa Long ngâm với 10 lít nước trong vòng 12 giờ sau đó chắt lấy nước trong, đập một quả trứng gà và 1 bịch sữa tươi 330 ml quấy đều rồi phun ướt hai mặt lá… Với hiện tượng hồ tiêu bị tháo đốt, rụng lá, Địa Long sẽ làm ngưng ngay. Còn nếu cây bị tháo đốt sẽ phục hồi sau 1 tháng. Riêng với bệnh “tiêu điên”, cây sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại sau 2 tuần.

Lại nhón một miếng su hào để cảm nhận lại cái vị khác biệt… Thì ra ngoài tác dụng hiệu nghiệm với bệnh trên cây hồ tiêu, Địa Long còn sử dụng tốt cho các loại rau màu, lúa, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác. Ông Đỗ cho hay là trong năm nay, 3 dây chuyền sản xuất phân bón Địa Long tại Gia Lai sẽ đi vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu của nông dân “Chứ không thì suốt ngày bà con cứ gọi đến, hỏi Địa Long bán ở đâu khiến mình cũng sốt ruột lắm rồi…”-ông Đỗ cười tươi.

Ngọc Tấn

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm