Bỗng nhiên bị đòi tiền khai hoang, hủy hoại tài sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo đơn tố cáo của bà Trần Thị Liên (SN 1969, trú tại đội 17, Công ty TNHH một thành viên Bình Dương, thuộc xã Ia Me, huyện Chư Prông), năm 2013, gia đình bà có nhận chuyển nhượng bằng giấy viết tay một lô đất khoảng 3 ha tại khu vực nhà mồ của 22 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở làng Pơng (xã Ia Pia) với giá 8 triệu đồng. Lô đất này hiện nằm ở xã Ia Me, có tứ cận giáp với rẫy của người dân, lô cao su của Công ty Bình Dương và một con suối. Sau đó, trong một thời gian dài, gia đình bà Liên đã cải tạo đất để trồng mì, điều và hơn 1.000 cây cao su mà không hề có ai tranh chấp.
Ngày 16-9-2019, có người đàn ông tự xưng tên là Nguyễn Văn Hữu (trú tại tổ 6, thị trấn Chư Prông) đi cùng 1 thanh niên đến gặp và yêu cầu bà Liên phải thanh toán 100 triệu đồng tiền khai phá lô đất nói trên cho ông ta. Bà Liên không đồng ý đưa khoản tiền vô lý này vì từ lúc nhận chuyển nhượng lô đất, bà chưa từng nhờ ai khai phá và cũng không hề quen biết ông Hữu.
Đến ngày 26-9-2019, ông Hữu lái ô tô chở theo 2 người đàn ông đến yêu cầu bà Liên phải chia đôi thửa đất nói trên. Khi bà Liên không đồng ý, người đi cùng ông Hữu nói rằng: “Để tôi xử bà Liên cho”. Tuy nhiên, ông Hữu đã can ngăn. Sau hôm đó, ông Hữu cùng 1 người đàn ông tên Úy liên tục đến nhà bà Liên yêu cầu thanh toán tiền khai phá hoặc chia đôi mảnh rẫy. Lúc thì nhóm người này đòi 100 triệu đồng, khi thì đòi tới 200 triệu đồng nhưng bà Liên đều không đồng ý. Ngày 27-10-2019, ông Hữu và ông Úy ngang nhiên mang 2 tấm biển báo cắm ở 2 đầu rẫy với nội dung “Không phận sự miễn vào vườn, cấm khai thác mủ cao su”, đồng thời tuyên bố cấm gia đình bà Liên sử dụng lô đất nói trên.
 Căn nhà tạm do ông Úy tự ý dựng trên rẫy nhà bà Liên. Ảnh: P.N
Căn nhà tạm do ông Úy tự ý dựng trên rẫy nhà bà Liên. Ảnh: P.N
Ngày 29-10-2019, khi các con bà Liên vào rẫy để chăm sóc mì thì ông Úy đến xua đuổi và nói rằng đất này đã được ông Hữu chuyển nhượng cho ông ta. Ông Úy đe dọa nếu 2 con bà Liên còn tiếp tục vào lô đất này thì sẽ chặt chân và chặt hết cây cao su. Ngày 5-11-2019, ông Úy cho người vận chuyển gỗ, tôn từ bên ngoài vào rồi tự ý dựng một căn nhà tạm trên đất rẫy. Dù bà Liên ra sức phản đối song nhóm người của ông Hữu vẫn tiếp diễn hành vi ngang ngược như đã nêu. Trong khoảng thời gian từ ngày 16-11-2019 đến 7-12-2019, ông Úy còn tự ý cho 2 người vào lô đất của bà Liên phá hoại 950 cây cao su bằng cách rạch, mở miệng cạo ngược hướng mặt trời với mục đích để cây bị khô mủ hoàn toàn dẫn đến hư hỏng và không thể thu hoạch được nữa. Chưa dừng lại ở đó, ngày 6-1-2020, các con bà Liên vào rẫy thì phát hiện có nhiều người đang nhổ mì của gia đình.
Qua kiểm đếm, gia đình bà Liên có tổng cộng 2,5 sào mì bị nhổ. Trong đó, có 0,5 sào bị phát hiện quả tang, còn 2 sào thì sản phẩm đã được vận chuyển đi hết. Khi bà Liên báo lên UBND xã Ia Me thì cán bộ ở đây chỉ ghi nhận và giải quyết phần diện tích mì 0,5 sào do 2 con bà Liên phát hiện quả tang, yêu cầu ông Hữu phải đền. Bà Liên không đồng ý với cách giải quyết này và yêu cầu cơ quan chức năng điều tra làm rõ ai đã nhổ phần mì có diện tích 2 sào của gia đình. Tuy nhiên, cơ quan chức năng không đồng ý.
Rẫy cao su của gia đình bà Trần Thị Liên bị ông Hữu và ông Úy cắm biển cấm vào, cấm khai thác mủ. Ảnh: P.N
Rẫy cao su của gia đình bà Trần Thị Liên bị ông Hữu và ông Úy cắm biển cấm vào, cấm khai thác mủ. Ảnh: P.N
Có mặt tại khu rẫy của gia đình bà Liên, chúng tôi thấy khu rẫy này nằm ở vị trí rất khó khăn về giao thông. Trên mặt rẫy phủ đầy đá nên cả cao su và mì đều kém phát triển. Theo bà Liên, gia đình bà vốn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Quê nhà đất đai cằn cỗi, thời tiết lại khắc nghiệt nên kinh tế gia đình rất khó khăn. Vì thế, mảnh rẫy này dù là “đồ bỏ” đối với dân địa phương song với gia đình bà vẫn hết sức quý giá trong cuộc mưu sinh. “Tôi không hiểu căn cứ vào đâu mà những người trên lại dám ngang nhiên vào rẫy của tôi để đòi tiền, đòi đất và hủy hoại tài sản. Việc làm ngang ngược của họ đã khiến gia đình tôi hết sức hoang mang, lo lắng”-bà Liên bức xúc.
Làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Độ-Chủ tịch UBND xã Ia Me-cho hay: Đường vào khu vực nhà mồ của làng Pơng rất khó khăn. Đất nơi đó toàn là đá lớn nên từ xưa đến nay chẳng ai khai phá nổi. Về đơn tố cáo của bà Liên, ông Độ cho rằng, do ông mới được phân từ bên Đảng ủy sang UBND xã nên chưa biết. Theo ông Độ, phần đất mà bà Liên đang canh tác là đất lâm nghiệp nên không ai cho phép ông Hữu vào khai hoang. Sau khi đề nghị chúng tôi cho photocopy lá đơn, ông Độ khẳng định sẽ lập tức thành lập đoàn công tác đến hiện trường xác minh từ đầu vụ việc. “Chúng tôi sẽ giải quyết vụ việc trên tinh thần khách quan, không thể nào có chuyện công sức của người dân bỏ ra lại bị ai đó cưỡng ép, chiếm đoạt oan uổng và cũng để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc, gây mất an ninh trật tự địa phương”-ông Độ khẳng định.
PHẠM NGỌC 

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.