Bình Thuận - Lâm Đồng hứa hẹn bùng nổ sản phẩm du lịch 'biển và hoa'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu được sáp nhập với Lâm Đồng, du lịch Bình Thuận hứa hẹn 'bùng nổ' bởi sự tương hỗ cho nhau bằng các sản phẩm du lịch giữa "biển và hoa".

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận nhận định, trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính, nếu Bình Thuận được sáp nhập với Lâm Đồng, sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo giữa du lịch biển và du lịch hoa.

Sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng...

Theo ông Khoa, với chiều dài khoảng 192 km và có nhiều bãi biển đẹp nên Bình Thuận được mệnh danh xứ "biển xanh - cát trắng - nắng vàng", đây là tài nguyên du lịch vô cùng lợi thế của địa phương này.

Năm qua, với điểm đến cốt lõi là Khu du lịch quốc gia Mũi Né, ngành du lịch Bình Thuận đã đón gần 10 triệu lượt khách; doanh thu đạt tới gần 26.000 tỉ đồng (tăng gần 18% so cùng kỳ).

Khách du lịch quốc tế chơi lướt ván diều ở bãi biển Mũi Né. ẢNH: QUẾ HÀ
Khách du lịch quốc tế chơi lướt ván diều ở bãi biển Mũi Né. ẢNH: QUẾ HÀ

Hiện nay, thế mạnh từ sản phẩm du lịch Bình Thuận vẫn là nghỉ dưỡng, trải nghiệm các đồi cát, khám phá đảo Phú Quý và đặc biệt là thế mạnh về thể thao biển được du khách quốc tế ưa chuộng.

Trong khi đó, thế mạnh của du lịch Lâm Đồng là khí hậu và hoa mà trọng tâm là thành phố hoa Đà Lạt vốn được du khách trong và ngoài nước yêu mến.

Cũng theo ông Khoa, nếu như Bình Thuận có văn hóa Chăm giao thoa với văn hóa làng chài; thì Lâm Đồng có văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Langbiang vốn rất nổi tiếng. Đó là chưa kể thiên nhiên ưu đãi cho Đà Lạt khí hậu mát mẻ quanh năm, với các sản phẩm du lịch nổi trội là du lịch sinh thái; du lịch mạo hiểm, du lịch nông nghiệp, khám phá văn hóa...

Khách quốc tế chơi các môn thể thao biển ở Mũi Né có thể kết hợp với tour du lịch mạo hiểm ở Đà Lạt. ẢNH: QUẾ HÀ
Khách quốc tế chơi các môn thể thao biển ở Mũi Né có thể kết hợp với tour du lịch mạo hiểm ở Đà Lạt. ẢNH: QUẾ HÀ

"Nếu giữa hai điểm đến Mũi Né và Đà Lạt được kết nối bởi các sản phẩm du lịch như đã nêu tôi nghĩ sẽ là sự tương hỗ cho nhau tuyệt vời. Nó sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng trên nền tảng kết hợp giữa du lịch biển và du lịch hoa" - ông Khoa phân tích.

Phát triển phải đi đôi với giá trị văn hóa truyền thống

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, có thể kết hợp các sản phẩm du lịch mà "tưởng chừng như khó kết hợp". Ví dụ, khách du lịch quốc tế ưa chuộng các môn thể thao biển ở Mũi Né (bơi, lướt ván diều, lướt ván buồm…) lại rất thích mạo hiểm tour trekking cung đường Tà Năng - Phan Dũng, dài khoảng 60 km xuyên qua rừng thông với địa hình đa dạng, phức tạp kết nối Lâm Đồng và Bình Thuận.

Điểm du lịch Langbiang của Lâm Đồng luôn thu hút đông đảo du khách. ẢNH: LÂM VIÊN
Điểm du lịch Langbiang của Lâm Đồng luôn thu hút đông đảo du khách. ẢNH: LÂM VIÊN

Hay tour trải nghiệm văn hóa Chăm bởi lễ hội Ka tê, tết Ramưwan của đồng bào Chăm (Bình Thuận), có thể kết nối với lễ hội cồng chiêng ở Langbiang của người K'ho, người Mạ ở Lâm Đồng.

Về giao thông, nếu Lâm Đồng có sân bay Liên Khương thì Bình Thuận cũng sắp có sân bay Phan Thiết cùng với hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam, từ TP.HCM đến Mũi Né chỉ 3 giờ di chuyển bằng xe ô tô cá nhân. Hoặc di chuyển từ Mũi Né đến Nha Trang bằng cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết cũng chỉ gần 3 giờ.

"Sự kết hợp giữ 2 điểm đến sẽ làm gia tăng sức hấp dẫn các thị trường du lịch quốc tế; tăng cường nhận diện thương hiệu và giảm chi phí quảng bá cho doanh nghiệp, tạo sự thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào du lịch".

Tuy nhiên, ông Khoa cho rằng, sự kết hợp giữa du lịch "biển và hoa" chỉ đạt hiệu quả cao khi phát triển phải đi đôi với phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Cùng nhau bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng để tạo được các sản phẩm du lịch bền vững.

"Theo tôi, việc sáp nhập tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng nếu diễn ra cũng không ảnh hưởng gì đến ngành du lịch, kể cả điểm đến Mũi Né hay Đà Lạt. Vì từ trước đến nay, du lịch ở 2 địa phương này đều có những sản phẩm khác biệt nhau, nên việc sáp nhập không những không ảnh hưởng gì, ngược lại còn bổ sung, hỗ trợ cho nhau tốt hơn để mở rộng phân khúc khách hàng nhiều hơn. Trong đó, sẽ giảm bớt chi phí quảng bá cho doanh nghiệp, nhưng lại tổ chức được các sự kiện quy mô to lớn hơn; nguồn lực đầu tư của xã hội sẽ tập trung hơn, hiệu quả hơn…", ông Trần Văn Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, nhà đầu tư du lịch ở Mũi Né, phát biểu.

Theo Quế Hà (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Việt Nam vượt qua Singapore

Du lịch Việt Nam vượt qua Singapore

Nhiều trang tin thế giới vừa đồng loạt đánh giá Việt Nam đã vượt qua Singapore để trở thành điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất, hấp dẫn hàng đầu ở Đông Nam Á nhờ chính sách thị thực hấp dẫn, liên tục mở rộng các đường bay thẳng và ngày càng có nhiều thương hiệu khách sạn nổi tiếng.

Đi đâu, chơi gì 3 ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương?

Đi đâu, chơi gì 3 ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương?

Từ những chuyến khám phá thành phố sôi động và nghỉ dưỡng tại các bãi biển thư giãn, cho đến trải nghiệm văn hóa và du ngoạn vùng quê yên bình, du khách Việt đang tích cực tìm kiếm các điểm đến để tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, từ ngày 8-10/3 âm lịch (tức từ ngày 5-7/4 dương lịch).

Du lịch chiến trường xưa

Du lịch chiến trường xưa

(GLO)- Cuối tháng 2 vừa qua, một cựu binh Mỹ đưa gia đình quay lại thăm nơi ông từng đóng quân trong Chiến dịch Plei Me, thung lũng Ia Drăng và một số địa danh khác trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.