Bình Hòa: Ớt đầu mùa được giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Đào Văn Sang, Chủ tịch UBND xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, cho hay: Hiện toàn xã có hơn 40 ha ớt, tăng gần gấp đôi so với diện tích năm 2015. Tuy giá ớt bấp bênh, nhưng so với cây lúa thì ớt mang lại hiệu quả cao hơn nhiều. Vì vậy, không chỉ có đất bãi bồi ven sông mà cả những diện tích đất bạc màu, đất dự phòng nhưng chủ động được nước tưới thì bà con nông dân cũng đấu giá thuê để trồng ớt. Thậm chí bà con còn cải tạo vườn tạp để trồng ớt.

Nông dân Bình Hòa thu hoạch ớt. Ảnh: H.CHI

Nông dân Bình Hòa thu hoạch ớt. Ảnh: H.CHI

HTXNN Bình Hòa 1 có diện soi dọc triền sông Côn phù sa màu mỡ, nên đa số nông dân gieo trồng cây ớt, diện tích hằng năm ổn định khoảng 25 ha, cho giá trị kinh tế rất cao - 300 triệu đồng/ha. Ông Trần Bá Hòa, Phó Giám đốc HTXNN Bình Hòa 1, cho biết: “Thời điểm này bà con đang tập trung thu hoạch ớt đợt 1, giá ớt hiện dao động 20.000- 25.000 đồng/kg, cho lợi nhuận cao hơn so với các loại cây trồng khác”.

Nông dân Ngô Văn Hải, ở thôn Vĩnh Lộc, có kinh nghiệm 6 năm trồng ớt, cho biết, năm ngoái ớt có giá cao, nông dân có lãi hơn 20 triệu đồng/sào. Năm nay ông thuê đất của xã tiếp tục trồng ớt, giá ớt đầu vụ 20.000 đồng/kg, tuy có thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng cũng có lãi.

Sau hơn 10 năm đưa cây ớt vào trồng, đến nay giống cây trồng cạn này đã phát triển tốt trên đất Bình Hòa, đặc biệt là ở vùng đất ven sông Côn, giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân trong xã.

Nông dân Bình Hòa còn linh hoạt đưa cây đậu phụng vào xen canh cùng cây ớt. Thực tế cho thấy, trồng ớt xen đậu phụng không ảnh hưởng đến năng suất ớt, tiết kiệm được diện tích đất, lượng phân bón, cây đậu phụng phát triển khá tốt.

HOÀNG CHI

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null