"Bất động sản Việt Nam là một khoản đầu tư đầy hứa hẹn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đây là nhận định của ông Dennis Ng - Tổng Giám Đốc Gamuda Land Vietnam khi đánh giá về triển vọng thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam và cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường này.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về tiềm năng của thị trường BĐS Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài?
BĐS Việt Nam cực kỳ hấp dẫn đối với người nước ngoài. Chúng ta đã thấy làn sóng các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông đang chọn Việt Nam là điểm đến rất nhiều.
Các doanh nghiệp nước ngoài đang nhìn nhận Việt Nam như một nền kinh tế tăng trưởng liên tục. Trong khi chính trị ổn định cũng như cải cách hành chính thường được ca ngợi, thì sự ổn định xã hội ở đây cũng mang lại cho các nhà đầu tư sự thoải mái, vì Việt Nam là một trong những quốc gia an toàn hơn trong khu vực.

Ông Dennis Ng - Tổng Giám Đốc Gamuda Land Vietnam.
Ông Dennis Ng - Tổng Giám Đốc Gamuda Land Vietnam.
Mặt khác, điều tốt nhất mà các nhà đầu tư có thể nhìn thấy ở Việt Nam là một khoản đầu tư đầy hứa hẹn. Giá bất động sản đang tăng đều đặn và sẽ tiếp tục như vậy.
Ở TP.HCM, nếu trước đây mức giá chung cư từ 1.500-2.000 USD được xem đắt đỏ thì hiện nay một căn hộ bình thường có giá khoảng 3.000 USD/m2. Tôi cho rằng, xu hướng này sẽ tiếp tục và Hà Nội sẽ theo sau phù hợp vì nó là thủ đô của Việt Nam.
Là một trong những ông lớn BĐS nước ngoài đầu tư lâu năm ở Việt Nam, Gamuda đã định hướng phát triển như thế nào thưa ông?
Khoảng 12 năm trước, khu vực phía nam Hà Nội là vùng đầm lầy nhận phần lớn nước xả thải của thành phố Hà Nội từ sông Sét, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch, mang theo toàn bộ rác thải của thủ đô. Chúng tôi nghiên cứu và nhận thấy rằng cơ sở hạ tầng giao thông chính của thành phố sau này sẽ chạy qua khu vực này, nên Gamuda Land đã quyết định đầu tư xây dựng.
Việc Gamuda được lựa chọn xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở nhằm cải tạo và phục hồi môi trường sống xung quanh của thành phố đã có tác động chuyển đổi đến toàn bộ khu vực phía Nam, mang lại cho nó một sức sống mới và giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách và hiện nay có thể nhận thấy rõ là thậm chí loài cá đã có thể sống ở các hồ xung quanh Công viên Yên Sở. Hiện, nhà máy này xử lý hơn 30% lượng nước thải ra từ Hà Nội.
Bản thân công viên Yên Sở, hiện đã được coi là “lá phổi xanh” của thành phố. Chúng tôi đã tiến hành nạo vét, xử lý đất và loại bỏ tất cả các đặc điểm nhân tạo và tự nhiên không mong muốn để biến khu vực ô nhiễm nặng nề này thành một nơi đáng sống như ngày nay.
Sau quá trình cải tạo này, chúng tôi mới bước vào giai đoạn tiếp theo là xây dựng khu đô thị theo tiêu chuẩn quốc tế Gamuda Gardens, một trong bốn phân khu chính của dự án Gamuda City (bên cạnh các khu Công viên Yên Sở, Gamuda Central và Gamuda Lakes).
Sau 10 năm đầu tư tại Việt Nam, Gamuda có tính tới chuyện sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài tại đây?
Trong 10 năm qua, chúng tôi đã xây dựng một danh mục đầu tư mạnh mẽ, bao gồm cả khu nhà ở chất lượng cao và các tiện ích và cơ sở hạ tầng đi kèm, hiện đang theo đuổi giai đoạn thứ hai của kế hoạch phát triển là xây dựng thương hiệu và tiếp tục gia tăng tiện ích.
Chúng tôi nhận thấy, BĐS Việt Nam vô cùng tiềm năng. Đơn cử như tại dự án Gamuda City, giá căn hộ của Gamuda đầu tiên của chúng tôi được bán với giá 900 đô la mỗi mét vuông nhưng nay đã tăng lên 1.300-1.400 đô la với sản phẩm mới ra mắt vào thời điểm hiện tại. Trong khi đó, bất động sản thấp tầng trong giai đoạn hai là 2.000-2.200 đô la mỗi m2 và dự kiến ​​sẽ đạt 4.900 đô la trong giai đoạn ba.
Về kế hoạch tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng tiện ích tại khu đô thị Gamuda. Kế hoạch tương lai của chúng tôi xoay quanh hai mảnh đất chính sẽ phát triển trong 12-15 năm tới. Gamuda Central sẽ bao gồm khu đất trung tâm thương mại 8,4Ha, khu căn hộ dân cư, khu shop bán lẻ, khu khách sạn & dịch vụ và tòa tháp văn phòng, sẽ nằm ngay cạnh ga tàu điện ngầm số 8.
Thưa ông, thị trường BĐS Việt Nam đã chịu những tác động mạnh mẽ từ dịch COVID-19, hiện nay trong tình trạng “bình thường mới”, Gamuda có định hướng phát triển gì mới không?
Chúng tôi không để hời gian không bị lãng phí. Ngay trong dịch chúng tôi đã triển khai các cách thức liên hệ mới với khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ tư vấn online và ứng dụng điện thoại thông minh cung cấp dịch vụ và cập nhật thông tin mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
Một trong những dự án thành công lớn nhất và thú vị nhất mà chúng tôi đã thực hiện gần đây là việc ra mắt trực tuyến hai trong số sáu tòa tháp của chúng tôi tại Celadon City, TPHCM. Chúng tôi không chỉ có thể tiếp tục ra mắt trong khi nhiều người khác chọn hoãn lại do đại dịch, chúng tôi còn là một trong những người đầu tiên thực hiện một đợt ra mắt trực tuyến tại Việt Nam được cộng đồng chấp nhận với mức độ quan tâm cao chưa từng có.
Kết quả thật tuyệt vời, hơn 3.000 người đã xem livestream trực tiếp, đây là một số lượng người tham gia rất tốt cho một sự kiện ra mắt và kết quả đã có rất nhiều người mua trong số 600 sản phẩm được tung ra.
Tôi nhận thấy rằng, trong mỗi hoàn cảnh khác biệt chúng ta đều tìm được những hướng đi hiệu quả. Bài học thành công cho Gamuda hay bất cứ doanh nghiệp BĐS nào là chúng ta phải đi những hướng đi phù hợp với xu hướng, được cộng đồng chấp nhận …như thế mới có thể thành công.
Xin cảm ơn ông!
PHẠM HUỆ (THEO NGUỒN GAMUDA/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất