Khoảng 80% vốn thị trường BĐS là vốn từ ngân hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nếu vốn ngân hàng đổ vào BĐS quá nhiều, đến giai đoạn thị trường đi vào khủng hoảng thì ngân hàng sẽ bị thiệt hại nhiều nhất.
Hiện nay, tín dụng bất động sản chiếm 7-8% tổng dư nợ nền kinh tế. Nếu tính cả các khoản vay với mục đích kinh doanh và mục đích vay mua nhà để ở, là khoảng hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
Nhằm kiểm soát rủi ro trong cho vay bất động sản, Thông tư 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước đã quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo lộ trình, từ tháng 10 tới đây, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 40% như hiện nay xuống 37%. Đến 2022, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 30%.

Chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu
Chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu
Thời điểm này, các ngân hàng thương mại đang thực hiện điều chỉnh kế hoạch để nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay. Phóng viên VOV phỏng vấn chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu về vấn đề này.
PV: Ông nhận định như thế nào về những rủi ro đối với nguồn vốn ngân hàng cho vay bất động sản khi thị trường suy giảm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được dự báo là còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Hiện nay, thị trường bất động sản chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng. Có đến 80% vốn của thị trường bất động sản là nguồn vốn ngân hàng. Chỉ có 20% là vốn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, vốn của người mua nhà và các thành phần khác.
Đây là những rủi ro không những về thanh khoản mà nguồn vốn ngân hàng nếu tiếp tục đổ vào, đến giai đoạn thị trường bất động sản đi vào khủng hoảng thì ngân hàng sẽ bị thiệt hại nhiều nhất, vì cho vay nhiều quá. Khi giá bất động sản xuống thì sẽ trở thành có nhiều nợ xấu và nợ mất vốn.
PV: Vậy các Ngân hàng sẽ phải làm gì để khơi thông dòng vốn cho vay bất động sản, nhất là cho vay dài hạn, thưa ông?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn nhưng cho vay ra thì dài hạn. Đối với ngân hàng thì đây là rủi ro về thanh khoản. Người dân họ gửi tiền, đến thời hạn thì họ rút tiền ra nhưng ngân hàng đã dùng tiền của họ để đầu tư hoặc cho vay bất động sản lâu dài, vậy là ngân hàng lại phải đi huy động vốn mới để trả cho người dân.
Như vậy, nó tạo ra áp lực cho ngân hàng luôn luôn phải tạo ra thanh khoản và ngân hàng phải đẩy lãi suất lên để huy động vốn vay. Đó là rủi ro mang tính hệ thống của ngân hàng.
PV: Với tình hình hiện nay, liệu các doanh nghiệp có kênh nào khác để huy động vốn, ngoài vay Ngân hàng không, thưa ông?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Theo tôi, đối với thị trường bất động sản, cần có kênh huy động vốn dài hạn, từ các quỹ bảo hiểm, từ các quỹ đầu tư. Nên xây dựng một quỹ hưu trí tự nguyện. Đây là thị trường rất lớn mà chúng ta đang bỏ ngỏ.
PV: Xin cảm ơn ông!.
Theo Thành Trung/VOV1/NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Đề xuất quy định mới về tính tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ

Đề xuất quy định mới về tính tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024, trong đó đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất, việc tính tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...