Ăn cay nên uống nước gì giảm cay?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sữa, nước chanh, rượu, nước ấm có tác dụng hòa tan thành phần gây cay trong ớt, vị cay ở lưỡi sẽ giảm nhanh chóng.
 


Thành phần chính tạo nên vị cay của ớt là capsaicin, chất không tan trong nước nhưng tan trong cồn và dầu thực vật. Đó là lý do uống nước sẽ không đem lại hiệu quả giảm cay. Khi bạn ăn cay thường xuyên, cảm giác cay không còn nhiều như trước. Hiện tượng này được gọi là "bớt nhạy trước capsaicin".

 



Các loại nước có hiệu quả giảm cay:

Sữa

Một loại chất béo tìm thấy trong sữa tên casein có tác dụng hòa tan capsaicin, giảm cảm giác cay trong vùng lưỡi và cuống họng. Bạn nên sử dụng sữa có nguồn gốc động vật, vì sữa có nguồn gốc thực vật như sữa dừa sẽ không có tác dụng.

Nước đường

Nếu bị bỏng ớt trên cơ thể, bôi trực tiếp đường cát lên vùng da đó sẽ có hiệu quả giảm nóng rát. Với trường hợp ăn cay, bạn có thể hòa tan đường trong nước ấm rồi dùng dung dịch này súc miệng liên tục cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.

Nước chanh

Axit trong nước chanh sẽ phản ứng với các chất capsaicin làm cho vị cay giảm nhanh chóng.

 

Ảnh: Naturalife
Ảnh: Naturalife



Rượu

Chất cồn trong rượu có khả năng hòa tan capsaicin, bạn có thể uống một ly bia hay ly rượu nhỏ. Hiệu quả của liệu pháp này không thể so sánh với sữa vì chất cồn chỉ đóng vai trò dung môi hòa tan chứ không thể trung hòa capsaicin. Do đó, cảm giác cay tuy có giảm nhưng sẽ bị mang đi phát tán khắp vùng miệng.

Nước ấm

Súc miệng nước ấm là một cách hữu hiệu để làm giảm cay nhanh chóng vì chúng có thể hòa tan chất capsaicin. Lưu ý chỉ dùng nước ấm chứ không quá nóng vì có thể gây bỏng. Bạn nên thực hiện súc miệng với nước ấm vài lần liên tục.

Ngoài ra, mọi người có thể ăn chocolate, miếng bánh mì hay nắm cơm nhỏ cũng sẽ loại bỏ được chất capsaicin trong ớt khỏi lưỡi. Nếu không có những thứ trên, bạn có thể ngậm chút muối trong miệng hay đánh răng để giảm vị cay.

 

Cẩm Anh (Theo Medical Daily/VNE)

Có thể bạn quan tâm