103 doanh nghiệp Nhà nước nợ nước ngoài 348.189 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lợi nhuận giảm, nợ khó đòi tăng nhưng vẫn hoạt động ổn định, Chính phủ báo cáo Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Thừa uỷ quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ký báo cáo này.

Bộ trưởng cho biết, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2015, có 652 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó có 7 tập đoàn kinh tế, 76 tổng công ty Nhà nước.

 

Vẫn như nhiều năm trước, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) tiếp tục dẫn đầu bảng lỗ với 3.346,273 tỷ đồng.
Vẫn như nhiều năm trước, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) tiếp tục dẫn đầu bảng lỗ với 3.346,273 tỷ đồng.

14 tập đoàn, tổng công ty đang lỗ

Như mọi năm, báo cáo của Chính phủ có riêng nội đung về hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ - công ty con, gồm 103 doanh nghiệp.

Tổng tài sản cuả khối này đang là 2.821.006 tỷ, tăng 4%. Các tập đoàn, tổng công ty có tổng các khoản phải thu là 338.327 tỷ đồng, tăng 6%.

Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2015 là 12%. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 16.715 tỷ đồng, tăng 11% .

Theo báo cáo hợp nhất, các tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.547.859 tỷ đồng, tăng 1%, báo cáo tiếp tục phân tích.

Vẫn tính riêng các tập đoàn, tổng công ty, nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là 355.819 tỷ đồng, tăng 3%, còn nợ nước ngoài là 348.189 tỷ. Riêng số vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 97.179 tỷ đồng.

Chính phủ khái quát, xét tổng thể, các tập đoàn, tổng công ty bảo toàn được vốn chủ sở hữu, hệ số bảo toàn vốn bình quân là 1,08 lần. Hệ số tự tài trợ bình quân (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản) theo báo cáo hợp nhất là 0,44 lần.

Báo cáo hợp nhất cho thấy có 14 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là 6.165 tỷ đồng và 9 công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 1.912 tỷ.

Vẫn ổn định

Các số liệu về sản xuất, kinh doanh trong báo cáo đều tính đến hết năm tài chính 2015 và cùng so sánh với kết quả của 2014.

Theo đó, tổng tài sản của các doanh nghiệp là 3.043.687 tỷ đồng, tăng 1% còn vốn chủ sở hữu là 1.376.263 tỷ đồng, tăng 8%.

Tổng doanh thu của toàn khối đạt 1.588,326 tỷ đồng, tương đương 2014 nhưng riêng 7 tập đoàn lại giảm 3%, chỉ đạt 960.795 tỷ.

Bộ trưởng Tài chính cũng cho biết, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp đạt 161.431 tỷ đồng, giảm 11% so với thực hiện 2014.

Riêng khối tập đoàn giảm đến 20%, chỉ đạt 101.435 tỷ đồng. Lợi nhuận của 7 "ông lớn" chiếm 63% tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp toàn quốc.

Những chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp Nhà nước cũng đều đi xuống.

Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 của khối tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con là 12% (năm 2014 là 15%). Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản bình quân năm 2015 của khối này là 5,3% (năm 2014 là 6,3%).

Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp là 246.038 tỷ đồng, giảm 5%.

Với kết quả trên, Chính phủ đánh giá hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô thông qua hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và công tác chi nhằm thực hiện các chính sách an sinh xã hội của địa phương.

Theo VnEconomy

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.