Thêm một công trình khảo cứu về Truyện Kiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Đó là cuốn Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872 do An Chi phiên âm, chú giải và thảo luận.


 



Sách dày 600 trang khổ lớn kèm nhiều phụ bản đẹp, trang bên trái in nguyên bản chữ Nôm lấy từ công trình Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872 của nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn.

 Ảnh: N.K.P.
Ảnh: N.K.P.



Đây là cuốn sách cần thiết cho những ai yêu Truyện Kiều và nhất là giới Kiều học tìm hiểu, nghiên cứu và thảo luận.

Trong công trình này, tác giả dành gần 200 trang "Chú giải và thảo luận", xếp theo A, B, C đặt ở cuối sách để thỏa sức trình bày những cảm nhận mới, những kiến giải của mình đối với những câu, những từ mà theo ông những "cây đa cây đề" trong giới Kiều học đã "phạm sai lầm" trong các nghiên cứu trước đây.

Như trong một chú thích tỉ mỉ dài cả trang, An Chi chỉ ra lâu nay bao người chấp nhận "hạc nội mây ngàn là một lối nói quen thuộc" là sai vì "mây ngàn" (tức mây trên rừng) không có ý nghĩa gì trong câu 2402; mà "mây nhàn" do 4 chữ "Nhàn vân dã hạc" mà ra! (Tào Tuyết Cần trong Hồng Lâu Mộng cũng đã dẫn 4 chữ này).

Và "mây nhàn" ý nói mây trời lơ lửng, trôi về đâu thì trôi, mới thực sự là thẩm mỹ của Nguyễn Du...

Hi vọng trong các hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày mất đại thi hào Nguyễn Du (1820 - 2020), công trình của học giả An Chi không chỉ là một tư liệu tham khảo giá trị mà có thể tạo ra một sinh hoạt có tính học thuật, cùng thảo luận để đạt tới một Truyện Kiều đúng nhất với bản Nguyễn Du đã viết…

 

Theo NGUYỄN KHẮC PHÊ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...