Ai đã mua tranh Việt trị giá triệu đôla Mỹ tại sàn đấu giá QT?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các bức tranh Việt trịgiá triệu đô đã không còn là câu chuyện nóng hổi của giới sưu tầm và chơitranh. Bởi tranh Việt xứng đáng được đánh giá cao như vậy và có tầm ảnh hưởng không thua kém tranh của các nước bạn. Nhưng ai đã bỏ ra số tiền khổng lồ đó đểmua tranh Việt mới thực sự làm nhiều người sững sờ…

Người Việt mua tranh Việt

Tranh Việt có giá triệu đô là thực tế đã diễn ra trên các sàn đấu giá quốc tế. Gần đây nhất là phiên đấu giá tranh “Modern art evening sale”, diễn ra ngày 30-9 tại nhà đấu giá tranh Sotheby’s Hongkong, 5 bức tranh Việt đã được bán tổng cộng gần 2,5 triệu USD càng khẳng định sức hấp dẫn của tranh Việt trên thị trường quốc tế. Và người sở hữu các bức tranh có mức giá lên tới cả tỷ đồng ấy không ai khác chính là các nhà sưu tầm Việt. Nhờ nhu cầu sở hữu các tác phẩm nghệ thuật của họ, giá trị tranh Việt trên sàn quốc tế đã được nâng tầm.

Vào tháng 5/2018, tại phiên đấu giá "Nghệ thuật châu Á thế kỷ 20 và đương đại" của nhà đấu giá Christie’s Hong Kong (Trung Quốc), bức tranh "Em bé cho chim ăn" của danh họa Nguyễn Phan Chánh đã được nhà sưu tầm người Việt đấu giá thành công với mức 853.000 USD (tương đương 20 tỷ đồng).

Với mức giá này, bức tranh được xếp vào Top 5 bức tranh cao giá nhất của Việt Nam trên sàn quốc tế. Và như vậy, sau thời gian chu du trên thế giới, kiệt tác hội họa của Nguyễn Phan Chánh đã trở về Việt Nam bằng sự mạnh tay của nhà sưu tầm Việt.


 

 Danh họa Nguyễn Phan Chánh bên bức tranh lụa
Danh họa Nguyễn Phan Chánh bên bức tranh lụa "Chơi ô ăn quan"



Chưa hết, nhà sưu tập Trần Tuấn Linh (Hà Nội) cũng đấu giá thành công bức tranh "Mẹ và con ở trong vườn" của danh họa Lê Phổ tại nhà Sotheby’s Hồng Kông vào ngày 1-10-2017 với mức 35.211 USD. Cũng tại phiên đấu giá này, gần 10 bức tranh Việt khác cũng được bán cho nhà sưu tập người Việt.

Ngày 23/10/2017, tại nhà đấu giá Aguttes (Paris - Pháp), một nhà sưu tập ở Hà Nội đã đấu thành công bức tranh "Hai thiếu nữ ngồi thêu" của Vũ Cao Đàm với mức giá 226.950 euro (hơn 6 tỷ đồng). Trước đó, tại phiên đấu giá của Christie’s Hongkong (2017), nhà sưu tầm Phạm Văn Thông đã đấu giá thành công bức tranh “Mèo vờn nhau” của danh họa Nguyễn Sáng với giá 41.000 USD.

Xu hướng ra thế giới để góp mặt tại các sàn đấu giá quốc tế đang ngày càng trở nên phổ biến đối với giới chơi tranh và sưu tầm nghệ thuật Việt Nam. Trong đó có thể kể tới một số tên tuổi như: Nguyễn Phan Huy Khôi, Phùng Quang Việt, Kevin Việt, Lê Thái Sơn, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Hải Yến…

Giới nghiên cứu mỹ thuật đều nhận định, xu hướng bỏ ra cả triệu đô la Mỹ để có trong tay một kiệt tác hội họa Việt Nam đang trở nên phổ biến và không bất ngờ với những dõi theo. Bởi đây là kênh đầu tư chắc chắn, sinh lời hấp dẫn và rất hiếm khi có chuyện lỗ. Tất nhiên, dòng tranh mà các nhà sưu tầm hướng tới sẽ là mỹ thuật Đông Dương với những họa sỹ thành danh như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên…

Kênh đầu tư hấp dẫn

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Vũ Huy Thông, dòng tranh của mỹ thuật Đông Dương sở dĩ hấp dẫn nhà sưu tầm trong nước và quốc tế là bởi độ hiếm, sự ổn định về tên tuổi đã được ghi nhận rộng rãi ở thế giới và tinh thần Á Đông rất mạnh mẽ, thuần khiết – điều các dòng tranh sau này không có được. Nếu đem so sánh giữa tranh Đông Dương và tranh đương đại thì dòng tranh của các họa sỹ trẻ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đầu tư.


 

Bức tranh
Bức tranh "Em bé cho chim ăn" của danh họa Nguyễn Phan Chánh được một "đại gia" Việt mua về với giá 853.000 USD, tương đương 20 tỷ đồng



Còn với nhà sưu tầm Nguyễn Minh (Minh “Hàng Chỉ”), ông thích ra nước ngoài mua tranh là bởi độ tin cậy. Phong cách làm việc chuẩn mực và minh bạch trong thẩm định khiến ông cảm thấy an tâm khi không tiếc tay bỏ ra cả tỷ đồng để đưa về nước một bức tranh. Hiện nay nhà sưu tập này đang có trong tay khoảng 200 bức tranh nhưng có tới hơn 1 nửa là đấu giá thành công từ nước ngoài mang về.

Cũng theo nhà sưu tập Nguyễn Minh, đầu tư cho nghệ thuật – sẵn sàng chịu chơi, bỏ ra cả triệu đô la Mỹ để mua tranh đang là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn các “đại gia” Việt. Chính bản thân ông đã hướng dẫn cho không ít những người bạn của mình sử dụng đồng tiền tích cực và khôn ngoan.

“Nhìn cách chơi tranh tưởng như không ăn thua nhưng cứ hãy dè chừng với những tác phẩm để đời của các họa sỹ Việt được xuất hiện tại các phiên đấu giá quốc tế. Chỉ cần sở hữu và chờ đợi thời cơ quay vòng vốn, rất có thể, một người khá giả bỗng chốc lại trở thành “đại gia” trong nay mai” - ông Nguyễn Minh nhấn mạnh.

Theo nhà sưu tập Phạm Việt Phương: "Chơi tranh vừa là thú chơi vừa là cái nghề. Kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu chơi văn hóa nghệ thuật cũng phát triển hơn. Bây giờ lực lượng chơi tranh rất đông đảo, tạo nên sân chơi vừa lành mạnh vừa sôi động, vừa lan tỏa sức chơi ngày một rộng hơn trong cộng đồng người Việt, vừa nâng tầm giá trị nghệ thuật của các tác phẩm hội họa và trả nó về đúng vị trí xứng tầm của các tác giả nổi tiếng”.

Theo Hương Thủy (An Ninh Thủ Đô/Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...