Công bố Giải thưởng Sách hay 2016

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 18-9, tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) và Quỹ Phan Châu Trinh đã công bố Giải thưởng Sách hay 2016 với sự tham gia của đông đảo giới thức giả, chuyên gia, các độc giả trẻ yêu sách trên khắp cả nước.

Sau hơn 5 tháng làm việc nghiêm túc, ban tổ chức đã bình chọn Giải thưởng Sách hay 2016 gồm 6 hạng mục: Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế, Quản trị, Văn học, Thiếu nhi và giải Phát hiện mới.

 

Bìa sách Văn minh vật chất của người Việt.
Bìa sách Văn minh vật chất của người Việt.

Ở hạng mục sách Nghiên cứu, giải thưởng được trao tặng tác phẩm Văn minh vật chất của người Việt (tác giả Phan Cẩm Thượng), dịch phẩm Hiện tượng con người (tác giả Pierre Teilhard de Chardin, dịch giả Đặng Xuân Thảo).

Giải thưởng ở hạng mục sách Giáo dục thuộc về tác phẩm Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn (tác giả Nguyễn Văn Trọng), dịch phẩm Sự ra đời trí khôn ở trẻ em (tác giả Jean Piaget, dịch giả Hoàng Hưng).

Ở hạng mục sách Kinh tế, giải thưởng được trao tặng tác phẩm Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam (tác giả Trần Văn Thọ); dịch phẩm Hiểu nghèo thoát nghèo. Cách mạng tư duy để thoát nghèo trên thế giới (tác giả Abhijit V. Banerjee & Esther Duflo, dịch giả Nguyễn Lê Bảo Ngọc).

Ở hạng mục sách Quản trị, giải thưởng thuộc về tác phẩm Một đời thương thuyết (tác giả Phan Văn Trường); dịch phẩm Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế (tác giả  Inamori Kazuo, dịch giả Nguyễn Đỗ An Nhiên).

Ở hạng mục sách Thiếu nhi, tác phẩm Bộ sách: Đồ thông minh ngốc xít, Cổ tích mới, Cô gái lơ lửng (tác giả Nguyên Hương); dịch phẩm Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp (tác giả Luis Sepulveda, dịch giả Bảo Chân) đã được trao giải thưởng.

Giải thưởng ở hạng mục sách Văn học thuộc về tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế (tác giả Hồ Anh Thái); dịch phẩm Lâu đài (tác giả Franz Kafka, dịch giả Trương Đăng Dung).

Giải thưởng ở hạng mục sách Phát hiện mới thuộc về các tác phẩm Những thiếu thời lơ lửng (tác giả Hạnh Nguyên); dịch phẩm Cuộc cách mạng một cọng rơm (tác giả Masanobu Fukuoka, dịch giả Nhóm XanhShop); dịch phẩm Bí ẩn nữ tính (tác giả Betty Friedan, dịch giả Nguyễn Vân Hà).

Một điểm mới của giải Sách hay năm nay là giải Người trẻ chọn sách cho người trẻ do Ban cộng đồng, gồm 5 đại diện trẻ có uy tín trong làng sách Việt bình chọn ra những cuốn sách khuyến đọc dành cho giới trẻ. Các sách được bình chọn gồm: Walden - một mình sống trong rừng, Bắt trẻ đồng xanh, Cuộc cách mạng một cọng rơm, Khuyến học, Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì, Tôi tự học.

Giải Sách hay là giải thưởng thường niên của dự án Sách hay do Viện IRED tổ chức, và kể từ năm 2015 thì do Viện IRED và Quỹ Phan Châu Trinh đồng tổ chức. Mục đích chính của của Giải thưởng Sách hay nhằm góp phần lựa chọn sách hay, quảng bá sách hay và lan tỏa tri thức từ những cuốn sách hay đồng thời gợi mở những xu hướng đọc sách, viết sách, dịch sách và làm sách tiến bộ trong xã hội. Qua đó, ban tổ chức kỳ vọng sẽ đóng vai trò như một “màng lọc tri thức” giúp công chúng có thêm kênh để tiếp cận với những tri thức và những chuẩn giá trị tiến bộ của Việt Nam và thế giới.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...