Đọc Hóa thân, Lâu Đài của Kafka: Sự loay hoay của kiếp người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu "Hóa thân" làm độc giả tự vấn về nỗi khổ của con người, quyền làm người thì cuốn "Lâu đài" như một ẩn dụ rõ ràng cho sự loay hoay của kiếp người.
 

Hai tác phẩm Lâu đài và Hóa thân của Franz Kafka
Hai tác phẩm Lâu đài Hóa thân của Franz Kafka


Tương tự như các tác phẩm khác của Franz Kafka, Hóa thân khởi đầu trực diện bằng tiền đề chính, rồi khai thác các hướng phát sinh của câu truyện: một chàng trai tỉnh dậy thấy mình hóa thành một con côn trùng và cả gia đình thay đổi khi thấy tình trạng của anh.

Từ vị trí trụ cột kinh tế trong gia đình, anh trở thành một gánh nặng khi bị rũ bỏ hình dáng con người, dù vẫn cố gắng giữ gìn bản chất con người của mình.

Sự trực diện không lan man tạo ra một sự kinh ngạc cho độc giả trước tình huống này và Kafka liên tiếp đẩy vấn đề phức tạp hơn cũng theo lối thẳng thừng đó, bồi đắp bằng những câu văn súc tích mà thâm thúy.

Quá nhiều lớp ý về nhân sinh được cho vào cuốn sách chỉ hơn 100 trang này, Hóa thân gồm 3 chương đi theo trình tự phát triển nhân vật, mang hơi hướng của thần thoại Hy Lạp.

Khả năng hiện thực hóa các biểu tượng của Kafka làm người đọc dễ dàng bỏ qua tính siêu thực của truyện và chú ý hơn vào những chi tiết sắc sảo mang tính khái quát cao. Được mô tả gần gũi và dễ đồng cảm, cuốn truyện làm độc giả tự vấn về nỗi khổ của con người, quyền làm người và sự chấp nhận thực tại để biến hóa theo chiều hướng tốt đẹp hơn vì tương lai.

 

Lâu đài (The Castle)
Lâu đài (The Castle)



Lâu đài mới được tái bản hồi tháng 2-2016 tại Việt Nam với một trang bìa đẹp. Thật khó có thể nói trọn vẹn về một tác phẩm chưa hoàn thiện, khi mà tất cả các tình tiết đều vẫn được mở toang, câu truyện vẫn chưa có một đoạn kết.

Tác giả Franz Kafka qua đời trước khi có thể viết hết cả các chương cần thiết và truyện đột ngột kết thúc giữa một câu nói. Ở phần phụ lục, có một đoạn tóm tắt phần kết theo ý Kafka nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục.

Câu truyện đi theo chân nhân vật K. tới Lâu Đài, cơ quan hành chính cao nhất, để nhận công việc đạc điền cho một làng nọ, nhưng chúng ta chưa từng thấy K. tới được Lâu Đài, mà chỉ thấy ông loanh quanh làm sao tới được đó để rồi gặp gỡ các nhân vật thú vị với những tính cách rất riêng.

Hành trình mong được nhận việc mà họ hứa cho K. như một ẩn dụ rõ ràng cho sự loay hoay của kiếp người.

Vẫn đả kích trực diện cơ quan công quyền, nhưng cuốn sách dễ đọc hơn Vụ án, một truyện khác của Kafka. Tự sự của Lâu đài chủ yếu diễn ra trong lời nói chuyện đơn giản giữa các nhân vật, khiến nó dễ thấm hơn so với kiểu tự vấn trong tác phẩm kia.

Ban đầu, việc này tưởng chừng nhàm chán, nhưng khi những câu chuyện được xoay chuyển bất ngờ, twist liên tục, người đọc dần dà bị lạc vào một mê cung giữa những lời nói của con người và mặc kẹt ở trong đó.

Lâu đài dù vẫn thể hiện rõ tính chất đậm đặc riêng "rất Kafka" với những hình ảnh ấn tượng, cách kể truyện trực diện không khoan nhượng, cùng việc đào sâu vào nỗi mệt mỏi của việc làm người, tiếc là chưa có được sự tròn trịa cần thiết khi không có một đoạn kết.

Dẫu vậy, tài năng của Kafka vẫn khiến người đọc hào hứng đọc tới trang cuối cùng.

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...