Phát triển sản phẩm OCOP phải chuyển từ tư duy người bán hàng thành tư duy đi mua hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 9-9, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai chương trình OCOP và chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Tham dự tại điểm cầu Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND Kpă Thuyên cùng đại diện các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.   

Quang cảnh Hội nghị triển khai Chương trình  và Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Vũ Thảo
Quang cảnh Hội nghị triển khai Chương trình OCOP và Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Vũ Thảo
Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình OCOP, đến ngày 31-8, cả nước có 8.478 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 4.351 chủ thể, trong đó 65,4% số sản phẩm đạt 3 sao, 33,4% sản phẩm 4 sao, 1,0% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2 % sản phẩm 5 sao. Chương trình OCOP đã có những tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch. Đặc biệt, thông qua Chương trình OCOP, đến nay, các địa phương đã đánh giá và công nhận 65 sản phẩm OCOP thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, trong đó có nhiều vùng đã phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, sản xuất nông nghiệp, văn hóa, làng nghề truyền thống để hình thành các điểm du lịch nông thôn đặc sắc. 
Trên cơ sở những kết quả đạt được, căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình OCOP và Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện dựa trên những nội dung của các kế hoạch ban hành. Đối với Chương trình OCOP, mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400-500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn; phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; có ít nhất 30% các chủ thể xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại…
Đối với Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, phấn đấu đến năm 2025, mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất 1 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số; phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù…

Quang cảnh Hội nghị triển khai Chương trình  và Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Vũ Thảo
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, giá trị của chương trình xây dựng nông thôn mới không chỉ dừng lại ở câu chuyện chúng ta đang làm, mà đưa vào rất nhiều giá trị văn hóa, di sản. Trong giai đoạn 2021-2025, chúng ta khởi tạo cho một giai đoạn mới, đưa vào những giá trị mới. Xây dựng chương trình OCOP và phát triển du lịch nông thôn là 2 chủ đề gắn liền với xây dựng nông thôn mới, tạo không gian phát triển về những thiết chế xã hội để cùng hình thành sản phẩm OCOP và du lịch nông nghiệp nông thôn, khởi nghiệp sáng tạo. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm tương đồng nên các chủ thể không chỉ là làm ra sản phẩm và bán hàng một cách đơn thuần, mà cần chăm chút kể một câu chuyện đặc sắc về văn hoá, di sản để nâng tầm sản phẩm. Bên cạnh đó, cần có tư duy tích hợp sản phẩm để bán hàng, tạo ra sinh kế cho người nông dân ở địa phương, có tính bao trùm, gắn kết cộng đồng nhiều hơn. 
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đã gợi mở với các địa phương về cách thức xây dựng, phát triển, quảng bá các sản phẩm OCOP. Người sản xuất cần có tư duy tạo ra sự khác biệt để nâng cao giá trị gia tăng, tạo ra nấc thang cho giá trị sản phẩm, cần chuyển từ tư duy người bán hàng thành tư duy người đi mua hàng để đầu tư cho sản phẩm được tốt nhất, cần đưa cảm xúc, đam mê, sự tinh tế, niềm tự hào vào trong sản phẩm. 
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hiện nay dư địa về du lịch nông thôn còn rất lớn, do đó phát triển du lịch không vì lợi ích kinh tế, cần kiến tạo những thiết chế, phát triển không gian kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo cho nông thôn có một hình ảnh mới, có chiều sâu hơn. Làm du lịch nông thôn cần có sự giao thoa, tương tác giữa đô thị và nông thôn, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.
 Tại hội nghị, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về công nhận 20 sản phẩm OCOP quốc gia năm 2020.

VŨ THẢO

 

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.