Ia Grai đẩy mạnh tái canh cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những năm gần đây, huyện Ia Grai đã đẩy mạnh tái canh cà phê nhằm cải thiện năng suất và nâng cao sản lượng. Bên cạnh các công ty, nông trường, người dân trên địa bàn huyện cũng đã tích cực trồng thay thế diện tích cà phê già cỗi, chất lượng thấp bằng các giống đảm bảo chất lượng và mang lại hiệu quả.

Gia đình anh Rơ Châm Hin (ở làng Bồ 2, xã Ia Yok) có 2 ha cà phê trồng đã trên 20 năm. Do vườn cà phê già cỗi nên những năm gần đây năng suất chỉ đạt 5-6 tấn/ha. Năm 2016, được hỗ trợ một nửa giá cây giống từ chương trình Nestle, anh đã mạnh dạn tái canh 0,5 ha. Hiện tại, diện tích cà phê tái canh đang sinh trưởng và phát triển tốt. Anh cho biết: “Trong thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục tái canh diện tích còn lại để đảm bảo năng suất”.

 

Người dân chăm sóc cà phê.                           Ảnh: K.N.B
Người dân chăm sóc cà phê. Ảnh: K.N.B

Ông Hồ Việt Bắc-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Yok, cho biết: “Những năm gần đây, nông dân trong xã đã tích cực trồng tái canh cà phê và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, không chỉ các hộ người Kinh mà đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã có ý thức cao trong việc xóa bỏ vườn cây già cỗi, năng suất thấp để trồng lại. Để đảm bảo ổn định lương thực và có thêm thu nhập, xã đã vận động bà con trồng xen các loại cây lương thực ngắn ngày”.

Được sự hỗ trợ của công ty, nông trường, các hộ nhận khoán đã mạnh dạn tái canh diện tích cà phê già cỗi. Gia đình anh Phan Văn Tĩnh nhận khoán 2 ha cà phê của Công ty Cà phê Ia Sao 1. Năm 2013, anh đã chủ động trồng tái canh 1 ha cà phê. Hiện tại, vườn cây cho trái khá to và đều. Năm ngoái mới thu bói nhưng đạt năng suất 12-13 tấn/ha, năm nay ước đạt 19 tấn/ha. Năm 2015, gia đình anh tiếp tục trồng tái canh số diện tích còn lại. Anh Tĩnh chia sẻ: “Tôi thấy việc trồng tái canh cà phê mang lại hiệu quả rất cao. Những năm đầu, kinh tế gia đình hơi khó khăn vì chưa có nguồn thu. Tuy nhiên, khi vườn cà phê cho thu hoạch thì năng suất đạt cao”.

Theo số liệu thống kê, toàn huyện Ia Grai có trên 17.000 ha cà phê, trong đó có hơn 3.000 ha già cỗi, năng suất thấp cần được tái canh. Trong năm 2017, huyện tiến hành tái canh khoảng 467 ha, trong đó, doanh nghiệp 249 ha, nhân dân 218 ha. Huyện đã bố trí kinh phí khoảng 800 triệu đồng để hỗ trợ giống cho người dân tái canh. Hiện tại, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã cấp 170.000 cây cà phê giống TRS1 cho các hộ đăng ký hỗ trợ cây giống. Đến nay, toàn huyện đã xuống giống được trên 400 ha. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, huyện cũng đã mở được 10 lớp tập huấn kỹ thuật tái canh với trên 300 người dân tham gia. Ông Đào Lân Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cho biết: “Từ nay đến cuối năm, ngành chuyên môn sẽ tập trung hướng dẫn nông dân về kỹ thuật chăm sóc vườn cây tái canh. Bên cạnh đó, Phòng cũng sẽ phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tập trung tuyên truyền về chính sách tái canh, chính sách vay vốn”.

Minh Thoan-Phương Lộc

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.