Ai được phép kinh doanh vàng miếng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc cho giá vàng trong nước liên tục có những biến động theo sự tăng-giảm của giá vàng thế giới, thị trường Gia Lai không theo đà chộn rộn, không khí mua-bán nhìn chung vẫn cứ diễn ra bình thường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong một thời gian ngắn, thị trường vàng đã trải qua cơn sóng gió với sự biến động liên tục, đưa giá vàng về vùng thấp nhất trong mấy năm gần đây. Xu hướng trên thị trường có sự đổi chiều, lượng giao dịch mua nhiều hơn là bán khi giá vàng SJC hiện xoay quanh mức 32,7-33,1 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), vàng 999.9 giá 30-30,5 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), vàng trang sức 24k 29-29,5 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Thị trường chứng kiến sự lên xuống liên tục, nhưng cũng chỉ xoay quanh mức vài ba trăm ngàn đồng/lượng. Vàng trong nước đang ở mức cao hơn vàng thế giới khoảng 3,85 triệu đồng/lượng.

Theo những người kinh doanh vàng, từ đầu năm đến nay giá vàng đã giảm 9%, tương ứng giảm khoảng 2,8 triệu đồng/lượng. Tình hình mua bán sôi động nhất là khoảng thời gian cách đây 4 tháng, nhưng nếu so với những thành phố lớn thì tình hình chỉ gọi là nhích hơn chút đỉnh. Ở đây, giới đầu tư rất ít nên việc mua bán chỉ một vài lượng là nhiều và biến động cũng không lớn. Người dân không còn tâm lý đám đông như trước đây, ồ ạt mua hay ồ ạt bán, thay vào đó rất bình tĩnh xem xét và quyết định. Biên độ giá mua-bán được nới rộng để tránh rủi ro.

Thực hiện Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, đến nay trên địa bàn tỉnh có 9 điểm giao dịch được phép kinh doanh mua, bán vàng miếng của các ngân hàng. Mặc dù được phép kinh doanh vàng miếng nhưng trên thực tế các điểm giao dịch của ngân hàng lượng giao dịch diễn ra không lớn, nhiều điểm thường xuyên trong tình trạng hết hàng, trong khi người dân vẫn cứ quen với kiểu mua-bán bên ngoài.

Đó cũng lý giải vì sao những doanh nghiệp mua bán vàng không được phép bán vàng miếng vẫn lén lút hoạt động. Một chị ở phường Trà Bá-TP. Pleiku cho biết: Khi mua vàng miếng ở điểm bán của ngân hàng, khách phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc nếu trường hợp quên đem theo phải cung cấp số cho ngân hàng. Mua vàng mà phải làm thủ tục rồi giá lại còn cao hơn bên ngoài nên ra tiệm vàng mua cho tiện. “Khách nào mua nhiều từ 5 lượng trở lên là phải báo trước, thậm chí còn bị giới hạn số lượng. Nói thật ra ngoài mua cho nhanh”-chị nói.

Tình hình mua-bán vàng trong ngân hàng trái ngược hoàn toàn với không khí bên ngoài. Tại tiệm vàng V.T (đường Ngô Gia Tự-TP. Pleiku) dù là kinh doanh chui nhưng chủ cửa hàng luôn khẳng định mua số lượng nhiều vẫn có. Về hình thức là bị cấm từ việc không được phép trưng biển hiệu quảng cáo mua bán vàng miếng, nói chung là tất cả hoạt động liên quan đến vàng miếng. Song, có cung ắt có cầu, cứ thử làm một người khách đến bất cứ tiệm vàng nào cũng có thể mua được vàng miếng, thậm chí mua được cả số lượng lớn hơn cả mua tại ngân hàng!

Thường cuối năm là mùa cưới nên giao dịch chủ yếu là mua-bán vàng trang sức. Kinh doanh khá lâu lĩnh vực này, chủ một doanh nghiệp cũng thừa nhận không thể chỉ trông chờ vào kinh doanh vàng trang sức, bởi trên thị trường hiện nay vàng trang sức đa phần được nhập về từ những công ty lớn, mẫu mã đa dạng, mới lạ. Không những vậy, một số thương hiệu hàng trang sức đã đặt điểm bán tại địa bàn nên tự chế tác khó lòng thu hút được khách, chẳng qua doanh nghiệp chỉ sản xuất nhẫn tròn.

Cũng thực hiện nghị định về quản lý kinh doanh vàng, từ năm 2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh Gia Lai đã hướng dẫn thủ tục, hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ cho 56 doanh nghiệp trên địa bàn (năm 2012 cấp 10, năm 2013 cấp 39, năm 2014 cấp 7, thu hồi 2; năm 2015 cấp 2). Thời gian đầu khi thực hiện Nghị định 24, tỉnh có thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn. Tuy nhiên, 2 năm nay không tổ chức nữa, chỉ riêng lẻ một mình Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh thực hiện kiểm tra ở một số địa phương. Theo nhận định từ Ngân hàng Nhà nước, đơn vị chỉ kiểm tra một số giấy tờ liên quan đến chức năng quản lý của ngành, còn để phát hiện ra điểm bán đó có kinh doanh vàng miếng hay không thì rất khó. Nếu muốn xử lý phải có chứng cứ cụ thể, phải bắt quả tang diễn ra giao dịch và việc khám xét nơi mua bán phía ngân hàng không có chức năng đó. Chỉ khi nào có sự vào cuộc tích cực của các ngành liên quan thì mới mong giải quyết tình trạng mua bán vàng miếng trái phép như hiện nay, nếu không muốn nói là… công khai!

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.