Nét mới ở ngành nông nghiệp Chư Pưh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng của huyện Chư Pưh đạt trên 22.754 ha, bằng 100,02% kế hoạch và bằng 101,51% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực ước đạt trên 26.894 tấn, bằng 102,6% so với năm 2013. Tổng sản lượng tiêu đen đạt 10.236 tấn, cà phê nhân gần 7.040 tấn. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Kết quả nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, trong cơ cấu cây trồng của Chư Pưh thì hồ tiêu, cà phê giữ vị trí chủ lực. Trong khi đó giá cà phê nhân và tiêu đen duy trì ổn định ở mức cao. Đặc biệt, trên cơ sở nội dung tập huấn của cơ quan chuyên môn, nông dân trồng tiêu chủ động triển khai giải pháp phòng-chống dịch bệnh hại trên cây hồ tiêu, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học vào quy trình phòng trừ dịch bệnh; mạnh dạn tiêu hủy diện tích tiêu nhiễm bệnh, bị chết để hạn chế dịch bệnh hại lây lan trên diện rộng. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên góp phần duy trì sự phát triển ổn định của cây hồ tiêu với năng suất tiêu bình quân năm nay đạt 48 tạ/ha. Năng suất bình quân cà phê đạt 32,9 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha so với chỉ tiêu đề ra.

Ngoài 2 loại cây trồng chủ lực là hồ tiêu, cà phê, Chư Pưh hiện tại còn có một diện tích lớn các loại cây trồng ngắn ngày là lúa nước, bắp, rau đậu các loại, bí đỏ... hơn 1.200 ha cây trồng vụ mùa bị hạn cục bộ. Đối diện với thiệt hại xảy ra ngoài ý muốn này, huyện đã vận động nông dân khẩn trương chuẩn bị giống, nhân lực, vật tư gieo trồng lại diện tích bị thiệt hại do hạn hán gây ra. Theo đó, huyện đã cấp phát hơn 7.844 kg bắp lai CP888; hơn 15.806 kg giống lúa HT1 và hơn 58.000 kg phân bón các loại cho các trường hợp được thụ hưởng tiến hành gieo trồng kịp thời vụ. Triển khai kế hoạch kiểm tra hoạt động các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện, từ đó xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng, hạn chế thấp nhất tình trạng phân bón, giống kém chất lượng xâm nhập vào địa bàn gây thiệt hại cho nông dân. Đặc biệt, để giúp nông dân sản xuất đúng quy trình, ngoài chỉ đạo quyết liệt các giải pháp tránh hạn, chuyển đổi cây trồng tại các chân ruộng cao thường xuyên khô hạn, cơ quan chuyên môn đã cử cán bộ tăng cường, giúp xã chỉ đạo công tác sản xuất nông nghiệp.

Để giải quyết bài toán thiếu nguồn nước tưới, cơ quan có trách nhiệm đã vận động người dân các xã, thị trấn tiến hành nạo vét 5.000 mét kênh mương, khai thông dòng chảy dẫn nước vào ruộng, hạn chế thấp nhất tình trạng thất thoát nguồn nước tưới do kênh mương bị bồi lấp. Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn duy trì cơ chế phối hợp với Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê-Chư Pưh để hướng dẫn nông dân bố trí lịch tưới nước phù hợp giữa cây trồng ngắn-dài ngày. Cùng với đó, Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai điều tiết nguồn nước từ hồ chứa Ia Ring (Chư Sê) bổ sung nguồn nước tưới cho cây trồng huyện Chư Pưh.

Quang Văn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.