Pleiku với phong trào xây dựng đô thị xanh-sạch-đẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đầu tháng 11-2013, TP. Pleiku có vinh dự đăng cai tổ chức Hội nghị bàn về phong trào thi đua xây dựng đô thị xanh-sạch-đẹp năm 2013 cụm đô thị Tây Nguyên do Hiệp hội Các đô thị Việt Nam tổ chức. Hội nghị có sự hiện diện chính quyền của 9 đô thị thuộc các tỉnh Tây Nguyên gồm: TP. Pleiku, thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê (Gia Lai), TP. Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ (Đak Lak), TP. Đà Lạt, TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng), TP. Kon Tum (Kon Tum) và thị xã Gia Nghĩa (Đak Nông).

Hồ Diên Hồng (thành phố Pleiku). Ảnh: Nguyễn Giác
Hồ Diên Hồng (thành phố Pleiku). Ảnh: Nguyễn Giác

Hội nghị thống nhất đánh giá: Trong năm 2013, cụm các đô thị Tây Nguyên có nhiều đổi mới trong hoạt động như hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị xanh-sạch-đẹp, phấn đấu thực hiện 12 tiêu chí xây dựng đô thị. Các đô thị thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh, có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị…

Báo cáo của đoàn thị xã Gia Nghĩa cho thấy đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Đak Nông thành lập chưa lâu nên công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị được chú trọng. Hệ thống giao thông, điện chiếu sáng công cộng, vệ sinh môi trường, cấp-thoát nước, thủy lợi, viễn thông, cùng với trụ sở nhà văn hóa, chợ, bệnh viện đa khoa, trường học... đều được chú trọng đầu tư phát triển trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt. Đặc biệt, mới đây, UBND tỉnh Đak Nông đã phê duyệt quy hoạch chung đô thị Gia Nghĩa đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 do Công ty Tư vấn JINA-Hàn Quốc lập quy hoạch.

Nhìn chung, các đồ án quy hoạch được phê duyệt tương đối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, xã hội, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hiện nay, tạo điều kiện pháp lý triển khai quản lý, đầu tư, xây dựng cảnh quan đô thị, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Với thành phố du lịch Đà Lạt nổi tiếng, trong 12 tiêu chí xây dựng đô thị xanh-sạch-đẹp, Đà Lạt chủ trương khơi dậy tinh thần tự hào, ý thức tự giác trong mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân về việc bảo vệ môi trường, làm đẹp thành phố Thành đoàn Đà Lạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phối hợp với các cơ sở Đoàn tuyên truyền, ra quân tình nguyện làm vệ sinh ngày thứ bảy, chủ nhật tại các trục đường trung tâm, quanh hồ Xuân Hương, suối Phan Đình Phùng. Đà Lạt còn chú trọng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, yêu cầu phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và 100% doanh nghiệp được phê duyệt đều có công trình xử lý nước thải nội bộ trước khi đưa ra hệ thống chung. Các xí nghiệp sản xuất kinh doanh có lượng chất thải cao đều đã được di chuyển ra vùng ven và được kiểm tra chặt chẽ về tác động môi trường hàng năm theo quy định.

Còn với TP. Kon Tum, kết quả nổi bật là đã tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng tụ tập buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường. Mỹ quan đô thị đã định hình, đường thông hè thoáng, nhất là 2 tuyến đường thí điểm. Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng tiếp tục được đầu tư nâng cấp đến tận các hẻm. Công tác quản lý cây xanh, vườn hoa và các điểm xanh trên địa bàn được quan tâm hơn.
Phấn đấu cho mục tiêu năm 2015 trở thành đô thị loại I, Pleiku đã có nhiều nỗ lực thực hiện các tiêu chí do cụm phát động.

 

Đường Hoàng Hoa Thám, TP. Pleiku. Ảnh: Nguyễn Giác
Đường Hoàng Hoa Thám, TP. Pleiku. Ảnh: Nguyễn Giác

Đặc biệt, Thành ủy Pleiku có Nghị quyết 05-NQ/TU về đầu tư chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị đến năm 2020. Đến nay sau gần 3 năm thực hiện, thành phố huy động một nguồn lực đáng kể với giá trị nhiều chục tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đô thị. Do làm tốt công tác vận động nên ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, các thành phần kinh tế trên địa bàn đã tích cực tham gia nhiều hình thức và tinh thần trách nhiệm cao.

Huy động sức mạnh cộng đồng tham gia xây dựng hạ tầng đô thị và phát triển đô thị xanh-sạch-đẹp là một thành công của Pleiku trong thời gian qua. Việc bình chọn Pleiku đứng đầu cụm thi đua năm 2013 là một tưởng thưởng xứng đáng cho nỗ lực đó, xếp sau là TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Kết quả đạt được đáng được ghi nhận nhưng trên thực tế nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa vững chắc. Vì vậy, các đô thị trong cụm thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, bất cập trong quá trình xây dựng, phát triển cũng như với phong trào xây dựng đô thị xanh-sạch-đẹp. Hình thành sớm hơn, có điều kiện phát triển hơn, tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn nhưng có thể nói chưa có đô thị nào trong cụm Tây Nguyên có thể bằng lòng với những gì mình đang có.

Quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các đô thị cũng còn chưa làm tốt việc ưu tiên lựa chọn đầu tư xây dựng cái gì trước, cái gì sau, cái cấp thiết trước mắt, cái cơ bản lâu dài. Như trong xây dựng các công trình giao thông, các trục đường chính của đô thị rất quan trọng nhưng hệ thống đường hẻm cũng phải chú ý đúng mức, vì bộ mặt của đô thị có được đánh giá đổi thay, tiến bộ hay không đều không thể tách rời nó. Xã hội hóa nguồn lực đầu tư nhưng phải xác định nguồn lực nào là chủ yếu đối với công trình ở từng khu vực. Phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm không có nghĩa là cứ phải đóng góp kinh phí khi mà nhân dân ở đó chỉ có thể huy động bằng ngày công. Không phải chỉ có vận động người dân hiến, cho mà còn phải tôn vinh, đáp ứng quyền lợi chính đáng của họ...

 

Ông Trần Xuân Quang-Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Pleiku cho biết: Thành phố đã đầu tư xây dựng 35 tuyến đường trên địa bàn 11 phường với tổng số 1.411 hộ hiến đất mở đường với tổng diện tích gần 17.000 m2; 1.006 hộ di dời hàng rào, vật kiến trúc với diện tích 11.492 m2; 197 hộ giải tỏa nhà diện tích 2.888 m2; giải tỏa 190 trụ điện, 5.754 mét cáp quang, 6 hố cáp quang, 9.203 mét ống nước, 85 cây xanh...

Trong quá trình đi lên, gần như các đô thị chú trọng đến hoạt động kinh tế, phát triển sản xuất mà ít quan tâm đến việc cải tạo, xây dựng, hoàn thiện con người mới biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa đô thị, phát huy trách nhiệm bản thân trong ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội. Khơi dậy lòng tự hào, lòng tự trọng trong tâm hồn và tính cách của cư dân đô thị trong việc gìn giữ và quảng bá hình ảnh đô thị đến với mọi người gần xa có vẻ là điều còn quá xa vời đối với nhiều cấp, nhiều ngành. Môi trường đô thị bị ô nhiễm bởi rác bẩn, tiếng ồn, không khí... tưởng rằng đơn giản nhưng là thách thức không dễ khắc phục, trong đó có Pleiku, nếu không sớm có giải pháp căn cơ, hiệu quả trong thời gian tới”.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.