Ý nghĩa của nhiều món ăn dịp Tết Nguyên đán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong dịp Tết Nguyên đán 2022, mỗi gia đình chuẩn bị nhiều món ăn nhẹ để đãi cả nhà và khách đến chơi. Các món bánh kẹo, những món ăn vặt và trái cây trong năm mới đều ẩn chứa những lời chúc tốt lành cho năm mới.

Bạn có muốn biết những món ăn vặt hàng đầu trong năm mới của các nước đón Tết Nguyên đán gồm những gì và ý nghĩa ra sao không?
Táo tàu - Sự giàu có và thịnh vượng

Màu đỏ là màu may mắn, có nghĩa là bùng nổ và thịnh vượng, còn có nghĩa sự khởi đầu sớm. Đó là lý do tại sao táo tàu thường được ăn trong những dịp lễ hội, lễ cưới, tiệc tân gia, đầy tháng...

 

Món ăn vặt ngày Tết Nguyên đán. Ảnh: Shutterstock
Món ăn vặt ngày Tết Nguyên đán. Ảnh: Shutterstock


Là món ăn vặt hàng đầu trong năm mới, táo tàu được dùng ở dạng sấy khô. Bạn có thể bốc ăn hoặc cắt thành từng lát.

Đậu phộng - Sức sống và tuổi thọ

Lạc hay còn gọi là “hạt trường thọ” tượng trưng cho sức sống, trường thọ, phú quý, công danh.

Người ta luôn bỏ vỏ khi ăn đậu phộng. Có nhiều cách để chế biến đậu phộng, như luộc hoăc xào.

Nhãn khô - Sự đoàn tụ

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng ăn long nhãn có thể bồi bổ sinh lực. Có thể ăn trực tiếp phần thịt hoặc có thể dùng để pha trà.

Hạt hướng dương - Hạt hạnh phúc

Hạt hướng dương và hạt dẻ cười có nghĩa là “hạt hạnh phúc” trong tiếng Trung Quốc nên thường xuất hiện trong các món ăn vặt ngày tết.

Ăn hạt hướng dương, trò chuyện và xem ti vi là hình ảnh khá phổ biến trong một buổi tụ họp năm mới. Cũng như hạt hướng dương, hạt dưa và hạt bí cũng được dùng làm đồ ăn vặt.

Kẹo - Một cuộc sống ngọt ngào

 

Nhiều loại hạt xuất hiện trong ngày Tết Nguyên đán. Ảnh: Shutterstock
Nhiều loại hạt xuất hiện trong ngày Tết Nguyên đán. Ảnh: Shutterstock


Kẹo là món ăn vặt thường thấy trong dịp Tết Nguyên đán. Ăn kẹo tượng trưng cho sự xuất hiện hoặc khởi đầu ngọt ngào trong năm tới.

Bánh mì dài phủ mè - Sự đủ đầy sung túc

Bánh mì được làm từ bột nếp, nhân đậu đỏ, lăn trong mè trắng rồi chiên vàng. Giòn ở bên ngoài và mềm ở bên trong.

Bánh mì hạt mè được chiên cho đến khi bên trong trở nên giòn và có hình trụ, theo trang web Chinahighlights.

 

Theo THIÊN LAN (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm