Xét tuyển ĐH: Cách đăng ký và sắp xếp nguyện vọng thông minh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hạn chót thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng đến 17 giờ ngày 30.7. Trong "giai đoạn vàng" đăng ký xét tuyển này, thí sinh cần có sự lựa chọn thông minh để có thể trúng tuyển ngành học, trường học thực sự mong muốn.

PHÙ HỢP LÀ LỰA CHỌN TỐT NHẤT

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, cho biết có nhiều câu hỏi được đặt ra với thí sinh (TS) khi lựa chọn ngành học thời điểm này, không chỉ điều kiện trúng tuyển, môi trường học tập mà còn cơ hội việc làm sau khi ra trường. "Năm ngoái, hơn 120.000 TS đã trúng tuyển đợt 1 nhưng không xác nhận nhập học trên hệ thống. Nguyên nhân có thể từ việc không chọn được ngành phù hợp hoặc có lựa chọn khác phù hợp hơn. Do đó, thời điểm này, TS cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn cho mình NV phù hợp nhất", thạc sĩ Nguyên phân tích.

Các chuyên gia thông tin đến thí sinh những lưu ý cần thiết trong “giai đoạn vàng” đăng ký nguyện vọng ĐH. ẢNH ĐÀO NGỌC THẠCH

Các chuyên gia thông tin đến thí sinh những lưu ý cần thiết trong “giai đoạn vàng” đăng ký nguyện vọng ĐH. ẢNH ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo thạc sĩ Nguyên, đăng ký NV xét tuyển thông minh là lựa chọn được NV phù hợp nhất từ điểm đầu vào, năng lực sở trường bản thân để học tập tốt và ra trường tìm được việc làm tốt. Ông Nguyên nói thêm: "Đăng ký NV thông minh là đăng ký ngành học để quá trình học tập, ra trường đi làm diễn ra trọn vẹn nhất. Muốn vậy, chọn một ngành học, ngoài việc yêu thích, đúng với khả năng bản thân thì cũng cần bám sát vào xu thế thị trường lao động tương lai".

Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Giám đốc marketing và phát triển thương hiệu Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khuyến cáo: "TS muốn tăng cơ hội trúng tuyển cần có số lượng NV phù hợp. Trên thực tế, TS chỉ rớt ĐH khi không biết cách sắp xếp thứ tự NV hoặc có số lượng NV không phù hợp".

Thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, khuyên nếu TS thực sự xác định ngành trúng tuyển sớm là ngành mong muốn theo học thì chỉ cần đăng ký làm NV1. Nhưng có những TS xét tuyển sớm mà không đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thì điểm thi tốt nghiệp THPT chính là cơ hội. Chỉ cần có điểm thi bằng với điểm sàn trường công bố, TS nên mạnh dạn đăng ký. Ngoài ra, một số ngành mới cũng là cơ hội với TS.

CẦN XUẤT PHÁT TỪ SỰ THẤU HIỂU BẢN THÂN

Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng ở thời điểm này, TS chịu nhiều áp lực. "Chịu nhiều áp lực bởi TS chưa thực sự hiểu bản thân mong muốn gì. Đặt NV thông minh không phải để đậu ĐH, mà thông minh là xuất phát từ việc hiểu bản thân mong muốn gì. Nhưng không phải bạn nào cũng tìm ra được câu hỏi này và giải quyết nó", thạc sĩ Tư chia sẻ.

"Người hiểu bạn nhất chỉ có thể là bản thân bạn, nên chính bạn cần đưa ra quyết định lựa chọn cho mình. Nếu lựa chọn chưa phù hợp với mong muốn của người thân, bạn cần chứng minh bằng năng lực bản thân và chịu trách nhiệm với nó. Lựa chọn phù hợp nhất là lựa chọn tốt nhất, đừng bao giờ tìm một NV mà đáp ứng tất cả các tiêu chí", thạc sĩ Tư phân tích, đồng thời nhắn nhủ TS và phụ huynh: "Lựa chọn nào cũng được, lựa chọn tốt nhất là phù hợp nhất. Hãy để TS ở lứa tuổi 18 chọn ngành học mà bản thân các em mong muốn được thể hiện sự khát khao, cống hiến. Chỉ cần chịu khó nỗ lực và cố gắng thì con đường nào cũng thành công".

Tương tự, thạc sĩ Trương Quang Trị cũng nói: "Một sự lựa chọn thông minh cần xuất phát từ sự thấu hiểu bản thân mình, để từ đó đưa ra một lựa chọn chắc chắn và nhanh chóng nhất. Nếu lựa chọn sai thì 3 - 4 năm trên giảng đường ĐH là sự cực hình, thậm chí còn phải đánh đổi thêm những điều khác".

Phụ huynh và thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường ĐH trong thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển. ẢNH Đ.N.T

Phụ huynh và thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường ĐH trong thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển. ẢNH Đ.N.T

THAY VÌ CHỜ XÉT BỔ SUNG HÃY TẬN DỤNG MỌI CƠ HỘI ĐỢT 1

Trong "thời gian vàng" 4 ngày cuối cùng, thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương có những lưu ý đặc biệt với TS. "Có những TS cho biết không nhớ số điện thoại, địa chỉ email đã đăng ký ban đầu là gì. Thực tế, trường hợp này hệ thống vẫn có cách hỗ trợ TS. Tuy nhiên, TS không nên đợi phút cuối mới thực hiện, vì chỉ chờ hệ thống hỗ trợ lấy lại mật khẩu cũng cần mấy tiếng đồng hồ", thạc sĩ Phương nói.

Thạc sĩ Phương lưu ý thêm sau ngày 30.7, TS cần tiếp tục thực hiện đóng lệ phí xét tuyển vì nếu không hoàn thành bước này các NV đã đăng ký không được xem là hợp lệ. Từ kết quả xét tuyển trường công bố, TS cần thực hiện xác nhận nhập học trực tuyến và làm thủ tục nhập học trực tiếp tại trường. "Đến thời điểm này vẫn có những TS đang chờ xét tuyển bổ sung. Nhưng thay vì chờ, TS hãy tận dụng mọi cơ hội xét tuyển ngay trong đợt 1", đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nhắn nhủ.

Trong 2 ngày cuối cùng của đợt đăng ký, theo thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, TS chỉ nên điều chỉnh NV khi thực sự cần thiết. Nếu không rơi vào tình huống buộc phải điều chỉnh, TS nên kiên định với lựa chọn của mình. Việc điều chỉnh ở giai đoạn cuối cần thao tác cẩn thận vì nếu NV điều chỉnh không được lưu có thể dẫn đến tình trạng bị rớt oan.

Bao nhiêu nguyện vọng đăng ký vào các trường ?

Cho đến thời điểm này, tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, số TS đăng ký NV vào trường trên hệ thống của Bộ GD-ĐT đã đạt khoảng 80 - 90%.

Tổng hợp 2 phương thức xét học bạ và xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 29.000 NV và dự kiến con số này còn tiếp tục thay đổi trong vài ngày tới.

Đến nay, các phương thức xét tuyển sớm của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đạt khoảng 70% chỉ tiêu và còn khoảng 30% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, số liệu sẽ còn những thay đổi đến 17 giờ ngày 30.7, thậm chí cả sau ngày 30.7 khi TS chính thức chốt NV bằng việc đóng lệ phí xét tuyển.

Có thể bạn quan tâm

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Theo hiệu trưởng các trường THPT, năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT nên cần được tư vấn, định hướng cẩn thận, tránh chọn theo cảm tính, số đông vì việc này tác động đến lựa chọn ngành.

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian qua.

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Việc Bộ GD-ĐT dự kiến tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp THPT bằng kết quả học bạ 3 năm THPT gây bất ngờ với dư luận xã hội, nhưng những người "trong cuộc" đã lờ mờ nhận ra kỳ thi này có thể không còn một mục tiêu duy nhất như tên gọi của nó.
Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.
Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học năm 2025 là hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng và công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông.