Xây dựng thương hiệu tỉnh Gia Lai sinh thái-thể thao-sức khỏe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 10-6, Văn phòng UBND tỉnh có Thông báo về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tại hội nghị trực tuyến thông qua các nội dung báo cáo cuối kỳ Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch tỉnh.

Một góc thắng cảnh Biển Hồ trong clip “Gia Lai from above” của tác giả Phan Nguyên (ảnh cắt từ clip).
Một góc thắng cảnh Biển Hồ trong clip “Gia Lai from above” của tác giả Phan Nguyên (ảnh cắt từ clip).

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành thống nhất quan điểm lấy sinh thái làm nền tảng phát triển tỉnh Gia Lai bền vững trên các mặt kinh tế-xã hội-môi trường. Xây dựng thương hiệu tỉnh Gia Lai sinh thái-thể thao-sức khỏe. Thống nhất kịch bản tăng trưởng kinh tế theo phương án 2, thể hiện quyết tâm chính trị và khát vọng phát triển của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đề ra, nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng và dư địa phát triển tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030; khẳng định vị thế mới của tỉnh Gia Lai trong vùng Tây Nguyên và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cả nước; theo hướng đi đột phá phù hợp với xu thế và bối cảnh phát triển mới (kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số). Thống nhất “5 chiến lược đột phá” với nhiều ý tưởng mới và “5 nhiệm vụ trọng tâm”; thống nhất ngành kinh tế trụ cột là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, năng lượng và du lịch gắn với dịch vụ thể thao, sức khỏe; thống nhất mô hình “1 tâm, 2 cửa ngõ, 3 hành lang, 4 vùng” làm cơ sở tổ chức sắp xếp không gian kinh tế-xã hội-môi trường, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, phân bố đô thị-nông thôn và các nguồn lực phát triển trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn; thống nhất danh mục 11 nhóm, cụ thể hóa các đột phá chiến lược và định hướng phát triển của Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đề nghị Liên danh tư vấn hoàn thiện các báo cáo, loại bỏ những nội dung trùng lắp, số liệu còn mâu thuẫn để báo cáo thật sự khoa học; đảm bảo Quy hoạch có độ mở; song song lấy ý kiến các Bộ, ngành trung ương, UBND cấp tỉnh các địa phương trong vùng và liền kề; trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy và trình Hội đồng thẩm định quốc gia trong tháng 7-2022.

 

KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.