Vươn lên nghịch cảnh, em Bùi Công Dân quyết tâm học tập thật tốt để bảo vệ mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù mẹ ruột đã có gia đình mới nhưng không hạnh phúc, là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình. Nỗi đau ấy khiến chàng trai miền Trung hạ quyết tâm phải học luật thật tốt, bảo vệ những người yếu thế.

Em Bùi Công Dân (22 tuổi, quê Phú Yên), sinh viên Trường ĐH Luật TP HCM, vừa nhận được kết quả tốt nghiệp với thành tích cao, điểm trung bình 3,28/4 và đạt danh hiệu sinh viên giỏi toàn khóa học.

Vươn lên nghịch cảnh, em Bùi Công Dân quyết tâm học tập thật tốt để bảo vệ mẹ ảnh 1

Vươn lên nghịch cảnh, em Bùi Công Dân quyết tâm học tập thật tốt để bảo vệ mẹ

Năm 2002, Công Dân cất tiếng khóc đầu đời mà không biết mặt cha, 6 tháng sau mẹ rời xa em để tiến thêm bước nữa. Hai chị em Dân khi ấy do một tay bà ngoại chăm sóc và nuôi nấng. Nhà nghèo, 3 bà cháu nương tựa lẫn nhau, quần áo, sách vở học tập đều do bà con làng xóm giúp đỡ.

Vì hoàn cảnh quá khó khăn, chị gái nhường cơ hội học tập để em trai có thể nuôi tiếp ước mơ vào đại học. Năm 2020, Dân gặt hái được quả ngọt và trở thành niềm tự hào của gia đình khi đậu vào Trường ĐH Luật TP HCM.

Dân kể: "Em từng không dám ước mơ vì biết rằng hoàn cảnh không cho phép mình hy vọng quá nhiều. Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của mọi người, em thay đổi suy nghĩ và nỗ lực nhiều hơn"

Bà ngoại là người nuôi nấng và chăm sóc Dân trong suốt hơn 20 năm qua

Bà ngoại là người nuôi nấng và chăm sóc Dân trong suốt hơn 20 năm qua

Chia sẻ về lý do học ngành luật mà không phải là một ngành khác, chàng sinh viên trầm giọng nói mặc dù mẹ không nuôi nấng và chăm sóc nhưng mẹ vẫn là mẹ, vẫn theo dõi bước đường trưởng thành của Dân mỗi ngày.

"Em biết mẹ có nỗi khổ riêng nên mẹ mới phải chọn rời xa hai chị em. Cuộc sống hiện tại của mẹ từ khi lập gia đình mới đến giờ cũng không trọn vẹn. Em rất đau lòng khi mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Đó chính là lý do em quyết tâm học luật để đem lại sự công bằng, đòi lại tự do và tiếng nói cho mẹ"-Dân bộc bạch.

Chàng sinh viên thú nhận kinh tế là vấn đề rất khó khăn, nhất là phải sống và học tập thời gian dài ở TP HCM, thế nhưng đó không phải là vấn đề bận tâm lớn nhất. Điều Dân trăn trở chính là việc phải xa bà ngoại. Thiếu thốn tình cảm gia đình từ nhỏ, bà chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Vì vậy, chỉ cần có thời gian rảnh, Dân đều sắp xếp về thăm bà.

“Tốc độ thành công của bản thân phải nhanh hơn tốc độ già đi của bà ngoại và mẹ”- chàng sinh viên tâm sự.

Trong suốt 4 năm học đại học, Dân tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường và các hoạt động thiện nguyện của các tổ chức xã hội.

Chàng trai trẻ cố gắng sắp xếp để vừa có thể đi làm thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống vừa đảm bảo việc học và không ngừng "nâng cấp" bản thân, thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng.

Dân lên kế hoạch thông minh, bằng cách dựa vào kết quả học tập, em đã "săn" được khoảng 15 học bổng từ tổ chức, doanh nghiệp để giảm áp lực về kinh phí học tập.

"Chúng ta khó khăn về hoàn cảnh nhưng nghị lực và ý chí của chúng ta không khó khăn. Chúng ta có thể sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn nhưng đừng để những năm tháng còn lại phải sống trong khó khăn"-Dân khẳng định.

Chàng sinh viên tích cực tham gia nhiều hoạt động để "nâng cấp" thêm nhiều kỹ năng cho bản thân

Chàng sinh viên tích cực tham gia nhiều hoạt động để "nâng cấp" thêm nhiều kỹ năng cho bản thân

Nhìn lại hành trình nỗ lực của mình, Dân cảm thấy vô cùng may mắn khi luôn nhận được sự quan tâm và yêu thương từ mọi người xung quanh, đặc biệt là từ chương trình "Cặp lá yêu thương" và Trường ĐH Luật TP HCM.

Mặc dù thiếu thốn tình cảm gia đình nhưng với Dân, được trưởng thành dưới vòng tay của bà ngoại là điều vô cùng hạnh phúc và trọn vẹn. Ngày 18-8, Dân sẽ đưa bà ngoại vào TP HCM để tham dự lễ tốt nghiệp của mình.

Với thành tích học tập của mình, tân cử nhân ngành luật hy vọng có thể tìm được công việc phù hợp ở phòng pháp chế của doanh nghiệp hoặc văn phòng luật sư, cân nhắc học thạc sĩ hay thi lấy chứng chỉ hành nghề luật sư. Sau đó, em để dành một khoản tiết kiệm để đưa bà ngoại du lịch khắp nơi.

Theo Huế Xuân; Ảnh: NVCC (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.