Những ngày qua, bà Kiều Thị Hiển (trú tại thôn 7, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) rất hoang mang và bức xúc khi vườn cây ăn trái nhà bà bị kẻ gian chặt phá. Công an huyện Chư Păh đang khẩn trương xác minh, điều tra vụ việc có dấu hiệu hủy hoại tài sản này.
Sau khi tích nước cho Nhà máy Thủy điện Cần Đơn vận hành, vùng lòng hồ rộng lớn tiếp giáp giữa 2 huyện Bù Gia Mập và Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) có nguồn tôm cá phong phú đã giúp nhiều hộ dân phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt, dịch vụ du lịch… thu hút khách tham quan, thưởng ngoạn.
(GLO)- Với diện tích canh tác hơn 7 ha, trong đó có 400 cây ổi, 200 cây mít Thái, 200 cây nhãn, gia đình chị Phạm Thị Ngoan (thôn Nam Hà, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) có thu nhập hàng năm hơn 400 triệu đồng.
Việc xây dựng các vườn cây ăn trái gắn với mô hình du lịch sinh thái là nỗ lực cần thiết, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống một vùng đất ven sông Sài Gòn, và phục hồi bản sắc du lịch miệt vườn riêng có của Bình Dương.
Nhắc đến xã Ia Tơi (huyện Ia H'Drai), nhiều người thường nghĩ đến vùng đất biên cương khô cằn, nắng nôi oi bức. Nhưng giờ đây, mảnh đất biên cương này đang từng ngày khởi sắc bởi những mô hình kinh tế của đoàn viên, thanh niên.
Vào Kon Tum làm kinh tế mới cách đây hơn hai chục năm, với những đồng vốn ít ỏi được Nhà nước hỗ trợ ban đầu và tiền tích góp được, đến nay, vợ chồng anh Vũ Văn Vỹ đã có thể tự hào vì những gì làm được bằng chính bàn tay và khối óc của mình.
Từ khát vọng muốn thoát nghèo làm giàu, nhiều nông dân ở một huyện trung du miền núi tỉnh Bình Định đã gầy dựng lên một “thủ phủ“ cây ăn quả đa dạng bậc nhất ở miền Trung. Bây giờ, trên những khu đồi cằn cỗi vốn chỉ trồng loài cây keo tràm đã được hồi sinh trở thành vùng chuyên canh “đẻ“ ra tiền cho nông dân.