Vì sao "Vũ Văn Thanh - Hoàng Anh Gia Lai" luôn chơi hay hơn "Vũ Văn Thanh - Đội tuyển Việt Nam"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vũ Văn Thanh đã có một trận đấu xuất sắc khi góp công lớn giúp HAGL giành điểm đầu tiên tại vòng bảng AFC Champions League.
Mở đầu trận đấu, đội Sydney FC đá pressing, họ gây sức ép mạnh mẽ lên phần sân đội HAGL. Cơ bản, khi 1 đội bóng chọn cách đá pressing, có nghĩa là họ đẩy trận đấu vào 1 cuộc đua thể lực. HAGL đã chịu đòn tốt. 
Sydney FC cũng đã có những tình huống nguy hiểm trước cầu môn của đội HAGL, nhưng đã không thể có bàn thắng. Sau khoảng 15 phút pressing không có kết quả, họ đá chùng xuống. Thế trận đã trở nên cân bằng. 
Có 1 lý do cho sự chùng xuống này là vấn đề thể lực của đội Sydney. Trong đội hình Sydney có đến 2 cầu thủ 37 tuổi, 3 cầu thủ khác cũng đã trên 30 tuổi. Có vẻ họ không đủ sức để duy trì pressing lâu dài. Một đặc điểm nữa trong lối đá của Sydney FC, đó là họ chú trọng phối hợp nhỏ, kể cả trong trận đấu với Hyundai, họ cũng duy trì lối đá này.

Vũ Văn Thanh ăn mừng bàn thắng ở trận gặp Sydney FC. Ảnh: Bongda24h
Vũ Văn Thanh ăn mừng bàn thắng ở trận gặp Sydney FC. Ảnh: Bongda24h
Một đội bóng đá phối hợp nhỏ, thể lực không quá dồi dào, đá không quá áp sát, không quá quyết liệt, đó là những điều mà các cầu thủ HAGL, những cầu thủ có lối đá kỹ thuật phối hợp nhỏ mong muốn. Trong thời gian nửa sau hiệp 1, các cầu thủ HAGL thi đấu rất ăn ý, phối hợp thoải mái, đôi khi còn có cả những pha phô diễn kỹ thuật. 
Phút 27, trong một pha tấn công, Vũ Văn Thanh đã có 1 cú sút từ khoảng cách khoảng 20 m, ghi bàn thắng mở tỷ số cho trận đấu. Ở trong cả 2 trận đấu, trận với Yokohama và trong trận này, Văn Thanh là một hiện tượng rất thú vị. Điều dễ nhận thấy là khi về đá cho CLB, dường như anh được cho phép đá tự do hơn. Văn Thanh trhi đấu khá thoải mái, ngẫu hứng nhưng vẫn rất chắc chắn, phối hợp, chuyền bóng ít hỏng. Trong hiệp 1, cũng chính Văn Thanh đã can thiệp làm cho cú đánh đầu của 1 tiền đạo Sydney FC mất đi sự chính xác. Kết thúc hiệp 1, đội HAGL dẫn 1-0.
Đầu hiệp 2, khi đội Sydney thay người bổ sung sức mạnh tấn công, dâng lên gây sức ép với hàng phòng ngự HAGL, thì trung vệ người Hàn Quốc Kim Dong-su phải nghỉ do chấn thương, điều này đã tạo ra những khoảng trống ở hàng hậu vệ.
Có vẻ, HAGL đã quá quen với sự có mặt của trung vệ này. Ngay sau khi vừa được cho vào sân, tiền đạo Buhagiar của Sydney FC đã có pha bật nhảy đánh đầu khá thoải mái trong sự truy cản của trung vệ Văn Việt, người thay thế cho vị trí của trung vệ Kim Dong-su. Ngoài sự thua kém về chiều cao, Văn Việt đã chọn vị trí không phải là thuận lợi nhất để chiếm khoảng không, cản phá pha lật bóng của đội bạn. Tỷ số được cân bằng 1-1.

HAGL đã chơi tốt trước Sydney FC. Ảnh: Cao Oanh
HAGL đã chơi tốt trước Sydney FC. Ảnh: Cao Oanh
Giống như trận gặp Yokohama, Xuân Trường được đưa vào sân ở hiệp 2 để thay thế Tuấn Anh. Cầu thủ này đã có một số đường chuyền chính xác cho đồng đội của mình. Điều khác biệt lớn nhất của Xuân Trường so với các tiền vệ kiểu như Quang Hải, đó chính là khả năng phối hợp nhỏ. 
Quan sát Xuân Trường thi đấu, ta thấy khả năng truyền bóng, cảm giác không gian, khả năng quan sát của anh rất tốt. Nhưng dường như anh được đào tạo để trở thành cầu thủ đưa ra những đường chuyền dài quyết định nhiều hơn chứ không phải là dạng tiền vệ có thể đá kiểu đong đưa, phối hợp bóng theo kiểu Tikitaka. 
Có những tình huống, ở khu vực giữa sân trên phần sân nhà, lẽ ra, để thoát việc đối phương pressing bắt người, sau cú chuyền ngắn cho đồng đội, Xuân Trường phải di chuyển ngay ra khoảng trống để sẵn sàng nhận bóng trả lại của đồng đội đang rất khó khăn khống chế bóng trong vòng vây của đối phương, thì anh lại không di chuyển. Chuyền bóng xong, anh đứng lại, tự đưa mình ra khỏi tình huống bóng đó. Lỗi này thuộc về tư duy, thói quen xử lý tình huống trên sân.
Kết thúc trận đấu, 2 đội hòa 1-1. Đây là kết quả tốt cho đội HAGL. Tuy nhiên, lẽ ra, HAGL có thể có chiến thắng trong trận đấu này, với khá nhiều tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến bàn thắng. Sau 2 trận đấu, ta nhận thấy trình độ, thể lực của các cầu thủ HAGL đã gần tương đương với các CLB mạnh của châu lục.
Theo Phạm Trần Oánh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.