Tuyển thủ bóng đá nữ xuất ngoại, mừng hay lo?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc CLB bóng đá nữ của Bồ Đào Nha Lank FC gửi lời mời 3 chân sút nổi tiếng của tuyển bóng đá nữ Việt Nam: Huỳnh Như, Nguyễn Thị Tuyết Dung và Phạm Hải Yến sang châu Âu thi đấu thu hút sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên cũng có ý kiến lo âu khi các tuyển thủ nữ xuất ngoại.
Đối với bóng đá nữ Việt Nam, việc được chiêu mộ và đầu quân cho một CLB chuyên nghiệp, tiếng tăm, có bề dày lịch sử và nhiều thành tích tại châu Âu là thông tin tốt lành, là điều đáng mơ ước của những cô gái theo nghiệp "quần đùi, áo số" vốn luôn thua thiệt các đồng nghiệp nam.
Tuy nhiên, khoác áo một đội bóng chỉ mới thành lập chưa lâu và đang trong giai đoạn xây dựng nền móng, ở một sân chơi có chất lượng chuyên môn bình thường thì cần cân nhắc trước khi lên đường. Lank FC là CLB bóng đá nữ của Bồ Đào Nha vừa đánh tiếng chiêu mộ bộ ba "sát thủ" tuyển nữ Việt Nam gồm tiền đạo năng nổ Huỳnh Như, chân sút xuất sắc Phạm Hải Yến và tiền vệ đa năng Nguyễn Thị Tuyết Dung. Lank FC là CLB vừa được thành lập năm 2019 và đang thi đấu ở Giải Bóng đá nữ hạng nhì của Bồ Đào Nha.
Theo thông tin trên báo, Lank FC đã theo dõi màn trình diễn chói sáng của bộ ba tuyển thủ Việt Nam này tại các sân chơi AFF Cup, SEA Games, vòng loại Olympic Tokyo 2020 và đi đến quyết định chiêu mộ bộ ba này để thực hiện mục tiêu thăng hạng ở giải quốc nội của Bồ Đào Nha vào mùa sau.
Trong khi đó, CLB TP HCM còn sẵn sàng cho phép không chỉ Huỳnh Như mà còn cả những gương mặt khác xuất ngoại. "Chúng tôi đã họp lại và thống nhất đồng ý cho Huỳnh Như được đi thử sức tại CLB Lank FC" - lãnh đạo Trung tâm TDTT quận 1 (TP HCM) cho biết.

Phạm Hải Yến (phải) và các đồng đội rất háo hức trong chuyến xuất ngoại, sang thi đấu ở Bồ Đào Nha Ảnh: Đức Anh
Phạm Hải Yến (phải) và các đồng đội rất háo hức trong chuyến xuất ngoại, sang thi đấu ở Bồ Đào Nha Ảnh: Đức Anh
Đây không phải lần đầu tiên cầu thủ nữ Việt Nam nhận được lời mời xuất ngoại. Trước đó trung vệ Trần Thị Hồng Nhung cũng đã có thời gian ngắn khoác áo CLB bóng đá nữ danh tiếng Chonburi của Thái Lan. Dù không có nhiều thời gian trải nghiệm ở sân chơi chuyên nghiệp dành cho nữ tại xứ sở chùa Vàng nhưng Hồng Nhung cũng tích lũy ít nhiều kinh nghiệm trong môi trường tập luyện và thi đấu chuyên nghiệp.
Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) thì Giải Bóng đá nữ VĐQG 2020 Cúp Thái Sơn Bắc sẽ khởi tranh vào khoảng cuối tháng 9 này. Việc CLB TP HCM, Phong Phú Hà Nam và Hà Nội Watabe nhả quân chủ chốt vào lúc này sẽ thêm khó khăn cho họ khi muốn nhắm đến chức vô địch.
Sự hy sinh này sẽ xứng đáng nếu được đánh đổi bằng những trải nghiệm quý báu, giúp bộ ba nữ tuyển thủ Việt Nam tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng cũng như đấu pháp chiến thuật thi đấu hiện đại trong màu áo của CLB châu Âu. Ngược lại, nó sẽ khiến phong độ cầu thủ giảm sút hoặc chấn thương khi không được thường xuyên ra sân hay tập luyện thiếu bài bản, thiếu chuyên nghiệp.
Đã có nhiều trường hợp xuất ngoại thi đấu không thành công của các đồng nghiệp nam Việt Nam và Huỳnh Như, Tuyết Dung hay Hải Yến cùng ban lãnh đạo cần suy xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Có nhiều ý kiến trái chiều trong việc các cầu thủ nữ sang Bồ Đào Nha thi đấu lần này. Đa số tán đồng với quyết định của các cầu thủ nữ, hãnh diện, háo hức khi lần đầu tiên được chứng kiến một đội bóng ở châu Âu muốn có sự phục vụ của cầu thủ nữ Việt Nam nhưng cũng có ý kiến lo âu không biết thực tế sẽ ra sao và xảy ra những điều lợi bất cập hại. 
Tường Phước (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.