Một tộc người thiểu số ở miền nam Trung Quốc thường tổ chức lễ hội chọi ngựa truyền thống mỗi dịp Tết đến.
Lễ hội chọi ngựa năm nay được tổ chức vào ngày 2-2, tức ngày mồng 3 Tết, tại huyện Dung Thủy, thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Hơn 20 tuấn mã đến từ các xã Tứ Vinh, Hương Phấn và thị trấn Hoài Bảo tập trung về đây để thi đấu.
Tục lệ này đã có 500 năm lịch sử. Năm nay lại là năm Giáp Ngọ, nên lượng người đổ về xem chọi ngựa càng lớn.
Theo truyền thuyết của người H'mong sống ở vùng này, tục chọi ngựa bắt nguồn từ việc phân định mâu thuẫn tình cảm giữa hai anh em một gia đình nọ. Hai người cùng yêu và muốn cưới một cô gái làm vợ.
Một con ngựa cái sẽ được giữ gần nơi thi đấu, nhằm khiêu khích ngựa đực chọi nhau. Trong quá trình thi đấu, con ngựa nào giữ vững được khoảng cách với ngựa cái thì coi như chiến thắng.
"Nếu như không có tục đấu ngựa đầu năm, thì không còn gì là không khí năm mới nữa", anh Phan Kiến Minh, một thanh niên địa phương, cho biết. Phan cũng có một chú ngựa mang tên Tiểu Bạch trọng hội chọi ngựa năm nay.
Phan cho biết giải thưởng cho con ngựa chiến thắng là 500 nhân dân tệ (80 USD). Tại một số vùng, giải thưởng thậm chí được nâng lên đến 10.000 nhân dân tệ (1.600 USD).
Tuy nhiên, một số tổ chức bảo vệ động vật lên án tục chọi ngựa là dã man. Năm 2010, tổ chức Animals Asia cáo buộc tục lệ này là "hành vi lạm dụng và hành hạ động vật dưới danh nghĩa giải trí".
"Thật kinh khủng khi thấy các chú ngựa bị thương. Nhưng năm nay là năm Ngọ và họ của tôi có nghĩa là ngựa, nên tôi đến đây xem chọi ngựa", Mã Giai Tùy, một du khách ngoại tỉnh, chia sẻ.
"Chọi ngựa chỉ là để cho vui, nhưng nếu như ngựa của tôi chiến thắng thì mọi người sẽ coi tôi là vua ngựa. Điều này rất hấp dẫn phụ nữ", anh Phan Anh Hoằng, một chủ ngựa, cho biết.
Đừng phí phạm những ngày nghỉ Tết ở nhà vì có vô vàn điểm đến thú vị đang chờ bạn rất gần với Sài Gòn lại giúp bạn thoải mái thư giãn trong ngày đầu năm mới.
Những chậu mai rực rỡ, thế đẹp với giá thành cao, có cây lên đến hàng trăm triệu được thương lái bày bán trên phố Lạc Long Quân (Hà Nội) để phục vụ người mua chơi Tết.
Ninh Bình, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) hay Hạ Long (Quảng Ninh) là những điểm đến lý tưởng để tận hưởng một bầu không khí trong lành cho một chuyến vui chơi Tết dương lịch. Nơi này không quá xa Hà Nội, lại dễ dàng đi về trong ngày.
Ngày xuân đi lễ chùa là một phong tục đẹp của người Việt Nam. Cùng điểm qua những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn để có một chuyến du xuân ý nghĩa và thanh tịnh nhé!
Nằm gần cụm khu du lịch Tràng An - Tam Cốc- Bái Đính, Hàng Múa là một trong những địa điểm đẹp nhất Ninh Bình. Đây vừa là điểm du lịch sinh thái, tâm linh lại là nơi nghỉ dưỡng ngắn ngày trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới.
(GLO)- Ia Grai là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, quê hương của Anh hùng Rơ Châm Ớt và Anh hùng A Sanh. Và giờ đây, Ia Grai lại được biết đến với những danh thắng kỳ thú được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất biên giới này.
Lao Chải ở bên này cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang, nơi nổi tiếng với núi non cao chất ngất, uy nghi, huyền bí; nơi phía nào cũng đối mặt với non xanh mây trắng. Còn ở phía bên kia cao nguyên đá, những cây ngô vừa bật mầm, những cây rơm lùn vàng sậm đẹp như tranh.
(GLO)- Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm, lễ hội đua thuyền truyền thống của ngư dân Cửa Tùng lại diễn ra tạo khí thế hào hứng, sôi nổi dịp đầu Xuân. Lễ hội đua thuyền truyền thống là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) với mong muốn một năm mới làm ăn thuận buồm xuôi gió.
(GLO)- Tết này, Pleiku thốt nhiên chuyển mình trở lạnh trong cái nắng vàng tươi rực rỡ. Trời thốt nhiên trong hơn, gió thốt nhiên dịu dàng, thơm màu no ấm. Vào mỗi sáng sớm hay khi muộn chiều, chút se lạnh đến nao lòng ùa về-cái lạnh đủ để cho mỗi chúng ta hòa mình vào phố trong hơi ấm tình thân. Trong khoảnh khắc diệu kỳ ấy, khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết bỗng trở nên khoáng đạt hơn, rộng dài hơn, tươi mới hơn trong ăm ắp nói cười, trong rực rỡ sắc hoa. Là bởi, nơi này đã và đang trở thành một trong những điểm du Xuân không thể thiếu của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt từ năm 2014 trở lại đây, năm nào khu vực Quảng trường cũng được dành riêng cho việc tổ chức đường hoa.
Những chiếc xe bò chuyên chở vật liệu xây dựng và phục vụ cho ngành nông nghiệp, nay được người dân trang trí cho đẹp hơn để chở khách du lịch dọc bờ biển.