Học tập và làm theo Bác, các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò của thế hệ trẻ tích cực trồng cây gây rừng, chung tay bảo vệ môi trường, góp phần tích cực thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
“Tập thể Chính phủ và tôi tin tưởng Phú Yên sẽ là một trong những địa phương dẫn đầu, triển khai chương trình này một cách tích cực nhất; cùng một trăm triệu người dân Việt Nam và toàn hệ thống chính trị thực hiện chương trình này“.
Ông Vũ Văn Kiểm (SN 1964, ngụ thôn 1, xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) - người được xem như “vua“ loài cây sưa đỏ ở Bình Phước. Sau gần 15 năm kiên trì đào hố “trồng cây gây rừng“, trồng cây sưa đỏ, đến nay “rừng“ đã trả ơn cho ông xứng đáng với trị giá lên tới hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng.
(GLO)- Gia Lai hiện có trên 885.000 ha đất lâm nghiệp/1,55 triệu ha diện tích tự nhiên. Trong số đó, đất có rừng là 624.000 ha. Theo dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV chuẩn bị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) thì độ che phủ rừng đạt 46,7%, có nghĩa là đất trống đồi trọc đã từng bước được phủ xanh. Cũng theo tài liệu trên, kể từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới được 25,2 ngàn ha rừng. Riêng năm 2019, toàn tỉnh trồng được 5.096 ha rừng tập trung, giao khoán bảo vệ rừng trên 154.000 ha. Đó là những con số đáng mừng!
(GLO)- Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Sơ Pai (huyện Kbang, Gia Lai) triển khai mô hình “Trồng cây gây rừng“, nhiều phụ nữ ở địa phương đã tận dụng những vùng đất trống, đồi trọc và đất trồng mì bạc màu để chuyển sang trồng cây keo. Việc trồng cây keo không chỉ hạn chế xói mòn, rửa trôi đất mà còn mang lại nguồn thu nhập khá cao.