Trồng 100m2 rau rừng vốn mọc dại, thu hơn 40 triệu đồng 1 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung tâm nghiên cứu quốc tế Rừng nhiệt đới - Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) vừa thử nghiệm mô hình sản xuất các loại rau rừng theo hướng thương mại. Đây là cơ hội mới cho nông dân khi các loại nông sản khác luôn trong cảnh giá cả bấp bênh, thị trường thiếu ổn định.
Thạc sĩ Tôn Thất Minh, Giám đốc Trung tâm cho biết bắt đầu triển khai trồng các giống rau rừng từ tháng 8/2014. Trên diện tích 100m2, chỉ sau gần 2 tháng, rau rừng đã cho thu hoạch với sản lượng gần 200kg mỗi tháng. Rau rừng hiện đang được các nhà hàng ưa chuộng và mua với giá 30.000 đồng một kg.
Công nhân tại Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới – Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà ăn thử rau rừng ngay tại vườn.
Công nhân tại Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới – Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà ăn thử rau rừng ngay tại vườn.
Theo ông Minh, việc trồng thử nghiệm rau rừng của Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới – Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà là trên cơ sở tiếp nối đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng mô hình trồng một số loại rau rừng tại Lâm Đồng" do Thạc sĩ Lương Văn Dũng (Đại học Đà Lạt) làm chủ nhiệm.
Đề tài nghiên cứu này đã được Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng kiểm định và đánh giá. Ban đầu nhóm nghiên cứu thử nghiệm khá nhiều loại rau rừng, nhưng kết quả chỉ chọn ra 3 loại rau là rau bầu đất, rau lỗ bình và rau cần dại. Đây là những loại rau phù hợp và thích nghi với môi trường, điều kiện khí hậu của Lâm Đồng, có thể sản xuất đại trà như các loại rau thương phẩm khác.
Mô hình trồng rau rừng tại Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới khá đơn giản, vì diện tích ban đầu chỉ 100m2 đất nên chỉ cần một công nhân phụ trách.
Rau rừng ở đây được trồng cả trong nhà kính và môi trường tự nhiên bên ngoài để đối chứng sự sinh trưởng, khả năng thích nghi, sản lượng thu hoạch. Riêng việc nhân giống khá dễ dàng, có thể dùng phương pháp nuôi cấy mô hoặc đơn giản hơn là giâm nhánh với chi phí đầu tư ban đầu không cao.
Thạc sĩ Tôn Thất Minh cho biết, với 100m2 đất nếu làm trong nhà kính thì đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu đồng, trong đó tiền nhà, hệ thống tưới tự động hết 15 triệu đồng, 5 triệu đồng còn lại là tiền cây giống và phân vi sinh. Còn nếu làm ngoài môi trường tự nhiên thì chỉ cần đầu tư 5 triệu đồng.
Kết quả trồng thử nghiệm dạng thương phẩm tại Trung tâm cho thấy, nếu trồng ngoài môi trường tự nhiên, sản lượng rau rừng chỉ bằng 80% so với trồng trong nhà kính và thời gian sinh trưởng chậm hơn khoảng 3 ngày.
Hiện tại, 100m2 đất trồng rau rừng ở Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới cho thu hoạch đều đặn mỗi tháng gần 200kg, rau làm ra được các nhà hàng ở Đà Lạt và TP HCM tiêu thụ với giá 30.000 đồng một kg, đem lại doanh thu khoảng 6 triệu đồng một tháng và tính ra mỗi năm thu hơn 40 triệu đồng.
Cây rau rừng vốn dĩ rất khỏe, sức đề kháng mạnh, do đó việc chăm sóc không quá cầu kỳ và gần như không phải dùng các biện pháp phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Trong tương lai, Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới - Vườn  quốc gia Bidoup sẽ có hướng chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
Theo Quốc Dũng (VnExpress/Dân Việt)

http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/trong-100m2-rau-rung-von-moc-dai-thu-hon-40-trieu-dong-1-nam-1075963.html

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.