Trầm cảm ở giới trẻ: 'Nới lỏng dây cương để con được thở'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Áp lực vừa phải sẽ trở thành động lực, nhưng nếu áp lực quá lớn sẽ trở thành phản lực và phản tác dụng khôn lường.
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - Ảnh do nhân vật cung cấp
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - Ảnh do nhân vật cung cấp
"Con cần sống hơn cần điểm 10" - đó là câu nói thốt lên của một người mẹ của hai đứa trẻ khi nghe tin một nam sinh tại TP.HCM tự tử vì áp lực học tập.
"Học sinh bị thập diện mai phục"
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về vấn đề học sinh tự tử vì chịu áp lực học tập, Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Đại học Sư phạm TP.HCM) bày tỏ: "Là học sinh đã khó, nếu gặp phải môi trường học tập quan trọng thành thích, có thêm cha mẹ quan trọng điểm số thì thật sự các em quá bất hạnh".
Theo vị tiến sĩ này, nhiều học sinh hiện tại đi học là để trả nợ, là ước mơ của cha mẹ, là để phục vụ nhu cầu thành tích của nhà trường… chứ không phải để được vui vẻ, được phát triển một cách tự nhiên.
Một câu chuyện có thật xảy ra tại Hàn Quốc làm nhiều người nhớ mãi. Cô con gái cắm đầu vào học để đạt được mục tiêu của mẹ đề ra. Bà hứa nếu đạt mức giỏi, bà sẽ cho cô bé làm bất cứ điều gì mình muốn. Cuối năm học, phờ phạc cầm quyển sổ kết quả về nhà với kết quả như mẹ muốn, cô bé đã hỏi: "Bây giờ, con được quyền làm bất cứ thứ gì mình muốn phải không mẹ?". Dứt lời, cô bé nhảy ra cửa sổ và tự tử.
"Điều đó cho thấy, một số áp lực vừa phải sẽ trở thành động lực. Nhưng nếu áp lực quá lớn, nó sẽ trở thành phản lực và phản tác dụng khôn lường", nam tiến sĩ nói.
Tiến sĩ Khắc Hiếu phân tích, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiều học sinh không chịu được áp lực dẫn tới những hành động dại dột. Đó là quan niệm về sự thành đạt, áp lực từ những kì thi, và quan trọng nhất là từ những kỳ vọng của cha mẹ dành cho con em mình.
"Nhiều người cứ nghĩ phải làm ông này bà nọ mới được tôn trọng. Ngẫm nghĩ lại, tôi thấy tội cho học sinh Việt Nam khi chịu một áp lực vô hình trong xã hội khi xem sự "thành đạt" nghĩa là phải cao hơn người khác"-Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Thầy Khắc Hiếu kể lại dịp sang tham quan giáo dục New Zealand. Ở đó, những người bán hàng, những anh phục vụ, người lái xe buýt... dường như rất hạnh phúc với công việc của mình.
"Tôi được nghe những nhà quản lý xã hội ở đấy thuyết minh rằng, trong xã hội của họ, học sinh chọn nghề nào hay vị trí nào trong xã hội cũng được, miễn là tự nuôi sống được mình mà không cần phải làm gánh nặng cho ai, miễn là đóng góp ở một khâu nào đó trong xã hội mà bản thân thấy vui vẻ và thoải mái là điều quan trọng nhất. Khái niệm "là người có địa vị" không hề quan trọng, mà quan trọng là "làm gì để mình hạnh phúc nhất?", nam tiến sĩ kể lại.
Nam tiến sĩ kể lại vừa tư vấn cho một em học sinh lớp 12, sau khi thi thử, em chỉ hơn 18 điểm. Bạn bè xung quanh châm chọc, cười chê: "Tao không thèm học bài mà thi thử còn cao điểm hơn mày. Nhìn có vẻ giỏi mà thực ra cũng thường thôi"... Những câu nói ác ý như thế vô tình là một áp lực đè nặng lên tâm lý các em rằng mình phải giỏi hơn người khác.
Và nguyên nhân quan trọng nhất chính là sự kì vọng của cha mẹ lên con em mình.
Nhiều cha mẹ rất hay so sánh, nên con phải học lớp đầu khối, điểm con phải nằm trong top 3, học kỳ này con phải 9 phẩy, con phải đậu vào đại học... mà không hề nhìn thấy tư chất của con là gì, hạt giống thế mạnh của con nằm đâu, ước mơ của con là ở vùng đất nào để giúp con gieo trồng thế mạnh của mình và sinh ra hạnh phúc.
Tất nhiều học sinh ngày nay đang bị thập diện mai phục: từ áp lực của xã hội, từ những chương trình giáo dục trong nhà trường và cả phụ huynh.
"Nới lỏng dây cương để con được thở và được sống"
Nguyễn Hoài Linh (một cựu học sinh trường quốc tế tại Hà Nội) từng chia sẻ câu chuyện một tuần phải gặp bác sĩ tâm lý 3 buổi vì quá áp lực chuyện điểm số. Không theo kịp các bạn, sau nhiều lần nhận về điểm 4, điểm 5, Hoài Linh phải tìm gặp bác sĩ tâm lý.
 Nguyễn Hoài Linh - Ảnh do nhân vật cung cấp
Nguyễn Hoài Linh - Ảnh do nhân vật cung cấp
"Em đã khóc rất nhiều mỗi buổi đi học về. Em thất vọng vì bản thân, em đóng kín cửa phòng, không muốn giao tiếp và chia sẻ cùng ai", Linh kể lại.
Nhưng rất may mắn, Linh có thầy cô, bạn bè và đặc biệt là một người mẹ tuyệt vời luôn bên cạnh hỏi han, đưa tay cứu giúp. Cuối cùng cô bạn đã vượt qua cú sốc tinh thần và xin học bổng thành công vào 4 trường đại học quốc tế. 
Cô bạn theo học ngành tâm lý và muốn trở thành một chuyên gia tư vấn giúp đỡ những người rơi vào tình huống tương tự mình.
Nhưng có phải ai cũng may mắn như Hoài Linh, được cha mẹ buông lỏng sợi dây áp lực vô hình để giành lại sự sống? Sự việc một học sinh tự tử ngay trước sự chứng kiến của thầy cô bạn bè có lẽ là câu trả lời rõ ràng.
Nghiên cứu của UNICEF công bố năm 2018 cho thấy 8-29% trẻ em và trẻ vị thành niên Việt Nam mắc các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, 2.3% trẻ vị thành niên đã từng cố gắng tự tử.
Giải pháp là gì?
Theo lời khuyên của Tiến sĩ tâm lý Khắc Hiếu, dưới góc độ nhà trường, anh rất mong nhà trường có những chương trình tư vấn tâm lý, tham vấn học đường, dạy các em những kỹ năng sống để biết giải toả áp lực, tháo gỡ stress và phòng ngừa trầm cảm. Đặc biệt, cần dạy các em biết nói lên chính kiến với cha mẹ, biết chia sẻ cảm xúc, đừng để quá căng như một chiếc bong bóng rồi bất ngờ phát nổ.
Cha mẹ nên thay đổi suy nghĩ ép con học giỏi là vì muốn tốt cho con.
"Dạy con phải biết cách để con không buông thả và rơi vào hư hỏng, nhưng cũng phải biết nới lỏng dây cương để con được thở và được sống. Đừng để tuổi thiếu niên của con là chuỗi ngày ám ảnh bởi hai chữ học hành. Học ở trường là quan trọng, nhưng con được trải nghiệm ở trường đời đôi khi lại còn quan trọng hơn", tiến sĩ Hiếu bày tỏ.
"Có đến 12 loại trí thông minh, nếu con không giỏi trong trường lớp không có nghĩa là con ngu dốt và không làm nên tích sự. Vẫn còn hàng chục hàng nghìn mảnh đất khác để con ươm mầm khả năng mà mình có để sống tự lập và có ích"-Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Tiểu Hàn (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

(GLO)- Theo Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai, Tháng Hành động Quốc gia về dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm nay có chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc". Tỉnh Gia Lai sẽ đẩy mạnh truyền thông trong tháng hành động.

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

(GLO)- Sáng 10-12, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Văn phòng Bộ Công an phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phòng-chống mua bán người dành cho cán bộ Đoàn cơ sở.

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.