TP.Pleiku: Khó thu hồi tiền sai phạm vì doanh nghiệp ngừng hoạt động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau kết luận của Thanh tra tỉnh Gia Lai, TP. Pleiku phải thu hồi nộp vào ngân sách số tiền sai phạm hơn 4,64 tỷ đồng, trong đó có 2,868 tỷ đồng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố. Tuy nhiên, đơn vị này rất khó để thu hồi các khoản tiền phải khắc phục vì nhiều doanh nghiệp thi công các công trình đã giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

Theo đó, Thanh tra tỉnh đã tiến hành kiểm tra tại 108 công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Pleiku (Ban quản lý) làm chủ đầu tư trong 4 năm (2019 - 2022) với tổng giá trị quyết toán gần 762 tỷ đồng. Trên cơ sở đối chiếu các hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công; dự toán được phê duyệt; bản vẽ hoàn công; hồ sơ thanh quyết toán… Thanh tra tỉnh phát hiện tại công trình Trường THCS Lý Tự Trọng đã tính thừa khối lượng các hạng mục lắp đặt nhựa chìm bảo hộ dây dẫn, chi phí nhân công sản xuất xà gồ với số tiền hơn 262 triệu đồng.

Ngoài ra, có 3 công trình, các đơn vị tư vấn lập dự toán áp sai mã định mức với số tiền hơn 600 triệu đồng. Tương tự, đơn vị tư vấn áp sai đơn giá vật liệu thi công tại 6 công trình khác với số tiền hơn 648 triệu đồng; nghiệm thu, quyết toán chênh lệch theo hồ sơ dự toán được phê duyệt ở hơn 30 công trình với tổng số tiền sai phạm hơn 1,35 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số tiền phải thu hồi do sai phạm trong thanh quyết toán 108 công trình, thực hiện trong giai đoạn 4 năm 2019 - 2022 là hơn 2,868 tỷ đồng (tương đương 0,3% tổng giá trị quyết toán).

Một góc TP. Pleiku. Ảnh: Lê Anh

Một góc TP. Pleiku. Ảnh: Lê Anh

Sau khi có quyết định thu hồi số tiền sai phạm của Thanh tra tỉnh Gia Lai, ngày 31-5-2023 Chủ tịch UBND TP. Pleiku Đỗ Việt Hưng đã ký văn bản gửi đến các đơn vị liên quan yêu cầu thu hồi số tiền sai phạm và tổ chức kiểm điểm tập thể cá nhân có liên quan. Cũng trong ngày, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Pleiku có Báo cáo số 172/BC-BQL về việc triển khai thực hiện Kết luận thanh tra số 07/KL-TTr ngày 26-5-2023 của Thanh tra tỉnh; trong đó, Ban quản lý trình bày những khó khăn, vướng mắc khi thu hồi số tiền sai phạm gần 700 triệu đồng vì các doanh nghiệp thi công đã giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động.

Qua tìm hiểu, đối với sai phạm tại hạng mục công trình di dời cáp viễn thông thuộc công trình di dời hạ tầng kỹ thuật (đoạn Lê Lợi-Phù Đổng và Phù Đổng-Tôn Thất Tùng) do Công ty TNHH An Lộc Tiến phối hợp với Lữ đoàn thông tin 132 thuộc Binh chủng thông tin liên lạc để thực hiện di dời, tuy nhiên, hiện đơn vị đã chuyển hoạt động sang địa phương khác. Đối với công trình nâng cấp vỉa hè, hệ thống cống thoát nước đường Phan Đình Phùng do Công ty Hoàng Nhi thi công thì hiện doanh nghiệp đã bị dừng hoạt động để phục vụ quá trình điều tra của cơ quan Công an. Tương tự, đơn vị thi công Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến là Công ty TNHH một thành viên An Văn Thức Gia Lai đang tạm ngừng kinh doanh và làm thủ tục giải thể doanh nghiệp. Ngoài ra, Công ty Cổ phần xây dựng A và T là đơn vị thi công Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cũng đã giải thể.

Trao đổi với P.V., ông Hoàng Minh Nghĩa - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Pleiku-cho biết: Sau khi có kết luận thanh tra, đơn vị đã lập thủ tục thông báo đến các đơn vị nhà thầu thu nộp số tiền phải khắc phục đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, đối với 4 nhà thầu trên thì hiện nay đơn vị không liên lạc được nên việc thu nộp ngân sách số tiền sai phạm đối với các nhà thầu này đang gặp khó khăn. Về việc này, chúng tôi cũng đã giải trình chi tiết để UBND TP. Pleiku biết và xin ý kiến chỉ đạo để xử lý những khó khăn vướng mắc này.

Có thể bạn quan tâm

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.