Vụ tai nạn lao động khiến 3 người chết và 3 người bị thương xảy ra tại thủy điện Plei Kần của Công ty Tấn Phát đã hơn 5 tháng nhưng vẫn chưa có kết quả điều tra chính thức. Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum ra văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo kết quả để báo cáo cho Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum.
Phải khẳng định rằng, thủy điện đã góp phần bảo đảm an ninh năng lượng của tỉnh, của quốc gia. Nhưng cũng không thể quên những xung đột lợi ích của thủy điện với người dân phía hạ nguồn.
Gần 2 tháng nay, từ cấp xã, huyện lên tỉnh và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) đều có văn bản yêu cầu dừng tích nước nhưng nhà máy thủy điện Plei Kần của Công ty Tấn Phát vẫn phớt lờ, tích nước, vận hành máy để cho chuyên gia Trung Quốc kiểm tra kỹ thuật.
Dù chưa giải tỏa, đề bù cho dân di dời, chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý, song thủy điện Plei Kần ở tỉnh Kon Tum (do Công ty Cổ phần Tấn Phát làm chủ đầu tư) lại tích nước trái phép khiến hơn 300ha nông sản của người dân chìm trong nước bạc. Mặc dù người dân đã nhiều lần làm đơn thư cầu cứu nhưng cơ quan chức năng vẫn chỉ đang xem xét kiểm tra, yêu cầu công ty thủy điện khắc phục thiệt hại.
Trước những sai phạm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc và tạo dư luận không tốt, UBND tỉnh Kon Tum đã yêu cầu đánh giá toàn diện việc đầu tư thủy điện Plei Kần.
UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo 2 Sở TN-MT và Sở Xây dựng xem xét, xử phạt thủy điện Plei Kần (do Công ty cổ phần Tấn Phát làm chủ đầu tư, xây dựng tại 2 huyện Ngọc Hồi, Đắk Tô, tỉnh Kon Tum) vì tích nước trái phép.
Mặc dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép nhưng thủy điện Plei Kần (ở Kon Tum) vẫn tích nước khiến 70 hộ dân ở làng Đăk Dé, xã Đăk Rơ Nga (H.Đăk Tô, Kon Tum) kêu trời vì bỗng dưng tuyến đường dẫn vào khu sản xuất của họ bị nhấn chìm dưới nước.