Thu lãi tiền tỉ nhờ nuôi cua đinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sở hữu trại nuôi cua đinh với tổng diện tích hơn 3.000 m2, anh Đặng Long Hồ (29 tuổi, ngụ xã Phong Thạnh Tây B, H.Phước Long, Bạс Liêu) thu lãi gần 2 tỉ đồng/năm.
Trại nuôi cua đinh của anh Hồ hiện được nhiều người đánh giá là hiện đại bậc nhất miền Tây, với tổng diện tích trên 3.000 m2, sức chứa 8.000 - 10.000 con; trong đó có khoảng 5.000 con bố mẹ và hậu bị.
Anh Hồ kể trước kia anh có nhiều năm nuôi cá sấu, nhưng hiệu quả không cao. Năm 2014, qua tìm hiểu, thấy cua đinh dễ nuôi, thu nhập cao nên anh mua về nuôi thử nghiệm. Sau một thời gian, thấy có hiệu quả, anh quyết định chuyển đổi hoàn toàn trại nuôi cá sấu sang nuôi cua đinh. Bên cạnh nguồn giống trong nước, anh còn tìm đầu mối ở Thái Lan để nhập con giống về nuôi nhân đàn, phát triển quy mô trang trại và bán giống lại cho các hộ nuôi tại một số tỉnh thành miền Tây.
 
Anh Hồ cùng đàn cua đinh bố mẹ chất lượng tại trại. Ảnh: Duy Tân
Anh Hồ cùng đàn cua đinh bố mẹ chất lượng tại trại. Ảnh: Duy Tân
Theo anh Hồ, giống cua đinh Thái Lan tuy giá trị kinh tế không cao bằng cua đinh VN, nhưng nguồn giống dồi dào, sinh trưởng nhanh và tỷ lệ nuôi đạt từ 85% trở lên.
Khác với nhiều trại nuôi cua đinh trong vùng, trại của anh Hồ gồm có bể xi măng và bể kính. Trại hiện có 50 bể xi măng và 1.000 bể kính. Mỗi bể kính thả nuôi 1 con, mực nước trong bể khoảng 10 cm, được lắp đặt hệ thống thay nước, vệ sinh và hộp đựng thức ăn đồng bộ. “Cua đinh sinh sản được nuôi trong bể xi măng, còn vỗ béo bán thương phẩm thì nuôi trong bể kính. Trong bể xi măng, nuôi theo dạng quần thể hoặc ghép cặp, mỗi bể có diện tích từ 2-4 m, cho 3 con cái, 1 đực vào chung bể. Cua đinh khi nuôi trong bể xi măng đạt khoảng 1 kg, tôi sẽ chuyển lên bể kính nuôi mỗi bể 1 con để vỗ béo”, anh Hồ tiết lộ.
Khi nuôi trong bể kính, cua đinh được cho ăn cám công nghiệp. Nuôi khoảng 1 năm đạt trọng lượng 7-8 kg/con thì xuất bán. Ưu điểm nuôi cua đinh trong bể kiếng là dễ quan sát, chăm sóc, giảm tỷ lệ hao hụt, chất lượng thịt tốt hơn nuôi trong bể xi măng.
Bên cạnh đó, anh Hồ còn nghiên cứu lắp đặt thành công hệ thống thay nước và cho ăn tự động vào trong bể nuôi. Nhờ đó, giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc.
Theo anh Hồ, cua đinh nuôi khoảng 3 năm rưỡi có thể sinh sản. Mỗi năm, chúng sinh sản khoảng 3 đợt, mỗi lần từ 8-12 trứng. Để cua đinh sinh sản tốt thì khâu chọn giống quan trọng nhất. Con giống phải không gù, không dị tật, không quá béo… Đặc biệt, khâu nuôi con giống và nuôi thương phẩm có cách thức khác nhau.
Mỗi tháng, cơ sở của anh Hồ cung ứng cho thị trường khoảng 3 tấn cua đinh thương phẩm. Mỗi năm, xuất bán trên 30.000 con giống. Cua đinh thịt có giá trung bình 350.000 đồng/kg, cua đinh giống giá 250.000 đồng (mẫu 4 cm/con). Sau khi trừ hết chi phí, anh thu lãi gần 2 tỉ đồng mỗi năm.
Hiện anh Hồ đã hoàn thành các hồ sơ cần thiết để xuất cua đinh thịt và cua đinh giống sang nước ngoài. Sắp tới, anh sẽ có đơn hàng cua đinh đầu tiên xuất đi Nhật Bản.
Vừa đầu tư cho trại nuôi của mình, anh Hồ còn thực hiện bao tiêu, thu mua cua đinh hỗ trợ người dân địa phương có đầu ra ổn định. Đồng thời, tận tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho những người trẻ muốn khởi nghiệp từ cua đinh.
Ông Nguyễn Văn Thanh (ngụ TP.Cần Thơ) cho biết đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm tại trại nuôi cua đinh của anh Hồ mới thấy quy mô và cách nuôi khác biệt, hiện đại. Nhờ đó, từ cua giống đến cua thương phẩm đều có chất lượng cao.
Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.